TỔ ĐÌNH TAM BỬU TỰ Ba Chúc - An giang
♠♠๑۩۞۩๑ -KỲ HƯƠNG TỰ- ๑۩۞۩๑♠♠
Trang này được thực hiện bởi các đồng đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA - TIỀN GIANG

13 tháng 5, 2013

"Ly kỳ chuyện dị nhân ‘Ông Cao Nhà Bàng’ cao lớn hơn 2 mét"

0 nhận xét

"Ông Cao Nhà Bàng" là biệt danh mà người dân ở khu vực núi Trà Sư (Nhà Bàng, Tịnh Biên, An Giang) đặt cho ông Lê Văn Thùy, người đột nhiên có thân hình to lớn.

(Ảnh 1: Vợ chồng bà Diêm bên ngôi mộ ông Cao Nhà Bàng.)

***Ăn cá trê núi Trà Sư rồi đột nhiên cao lớn hơn 2 mét***

Theo truyền khẩu, ông Cao Nhà Bàng, có tục danh là Lê Văn Thùy, sinh vào khoảng 1849, là con thứ 5 trong gia đình khả giả ở Trung Lương (Tiền Giang) nên thưở nhỏ có học chữ Nho. Lớn lên ông lập gia thất theo sắp đặt của song thân. Người vợ đẹp người đẹp nết đã mang lại cho ông niềm hãnh diện khi sinh liên tiếp 2 người con trai khôi ngô tuấn tú. Cuộc sống đang yên lành, bỗng đột ngột trở chiều khi vợ, con và nhiều người thân trong gia đình cùng lúc qua đời vì dịch bệnh. Buồn, rầu... ông bỏ xứ lên miệt Thất Sơn để tầm sư học đạo. Khi đến khu vực núi Trà Sư (nay thuộc thị trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên) thấy cảnh vật nơi đây phù hợp với mình, ông quyết định dừng chân. Qua tâm tình, ông được ông Lê Văn Sóc, một người từng theo học chữ Nho ở xã Nhơn Hưng, (nay là khóm Hòa Thuận, Nhà Bàng) mời về nhà tá túc, tiếp đãi như bằng hữu. Bà Thị Diêm năm nay 73 tuổi, là cháu nội của ông Sóc cho biết: "Theo lời kể của cha tôi, khi mới đến, ông Thùy có tướng tá cũng bình thường như bao người dân Việt Nam. Tuy nhiên sau lần ông vãn cảnh núi Trà Sư mắc trận mưa rất lớn, sau đó ăn canh bầu nấu với con cá trê vàng do chính tay ông bắt được dưới con suối trên núi thì đột nhiên ông ngã bệnh nặng rồi cơ thể to lớn khác thường". Theo lời bà Diêm, "do thân hình ngày một lớn nhanh nên không giường chõng nào có thể kham được thân hình quá khổ của ông nên nội bà đã thuê thợ hạ cây bình linh cổ thụ trong vườn nhà, rồi chọn lóng cây dài 2,8 mét để làm bộ ván ngựa cho ông ngủ". Tuy nhiên sau đó, cơ thể ông lại dài và cao ra thêm, ông nội bà Diêm phải đóng thêm giường bằng tre nối vào khi đó mới đủ cho ông Thùy nằm thẳng chân. Ông Phan Ngọc Anh (79 tuổi) chồng bà Diêm xác nhận: Khi cưới vợ về đây, tôi vẫn còn thấy bộ ván ngựa khổng lồ này. Hiện vẫn còn trong nhà, nhưng do thấy quá bất tiện nên hơn chục năm trước tôi đã cưa bỏ bớt chiều dài, hiện chỉ còn 2,2 mét.

(Ảnh2: Ông Phan Ngọc Anh xác nhận việc đã cắt bỏ chiều dài của bộ ván ngựa mà ngày xưa ông nội vợ ông đã đóng riêng cho ông Cao Nhà Bàng.)

Thấy câu chuyện có vẻ mang âm hưởng huyền thoại, chúng tôi liên lạc với nhiều người am hiểu văn hóa bản địa của vùng biên thùy An Giang để kiểm chứng. Đầu tiên là lão nhà văn Liêm Châu, người có nhiều công trình và kiến thức sâu rộng về vùng Thất Sơn An Giang. Qua trò chuyện, lão nhà văn xác nhận, cách đây hơn nửa thế kỷ, trong những lần đi diền dã, tôi cũng nghe người xưa lưu truyền như vậy. Thậm chí có người còn nói rất rõ thế này: ông Thùy cao đến 2,27m, tay chân dài lêu nghêu như cành tre chìa ra thân cây. Tương truyền, trong lần ra Châu Đốc, một đêm đang đi dạo, ông thèm hút thuốc mà quên mang theo bật lửa, mà xung quanh không có ai. Nhìn quanh một hồi, ông bèn bước đến dùng tay mở cửa chiếc đèn đường đề mồi mà không cần nhón chân, trong khi phu công lộ phải bắc thang leo lên. Theo lão nhà văn Liêm Châu, đèn đường thời đó cao khoảng 3m, trên ngọn đốt chiếc đèn dầu được che bởi 4 tấm kiếng màu xanh-đỏ-trắng và vàng. Nhà văn Liêm Châu còn cho biết thêm: Năm 1904, ông Thùy đạt giải quán quân tại cuộc đấu xảo "Người khổng lồ" do chủ tỉnh Châu Đốc lúc bấy giờ là Doceuil tổ chức. Vì vậy sao đó người ta đặt cho ông biệt danh "Ông Cao Nhà Bàng". Do ông thứ 5 nên để thân mật, người ta gọi tắt là: Ông Năm Cao. Thậm chí, cái tên này còn đi vào lòng người như thành ngữ nói về sự cao lớn khác thường của sự vật, hiện tượng: Cao như Ông Cao Nhà Bàng.

Theo lời bà Diêm, trước đây gia đình bà có giữ hai di ảnh của ông Năm Cao: một bức chụp lúc ông cao lớn, vạm vỡ; một chụp lúc ông bị bại liệt, thân mình gầy ốm. Tuy nhiên sau đó đã thất lạc trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Hiện chỉ còn ảnh gương mặt ông trên mộ.

***Những bí mật chưa thể giải mã***

Được sự hướng dẫn tận tình của Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật huyện Tịnh Biên, chúng tôi lên đường viếng ngôi mộ ông Cao Nhà Bàng vào sáng cuối tuần đầu tháng 5. Ngôi mộ nằm giữa đồng cát đặc trưng của vùng Thất Sơn, nhưng quanh năm mát rười rượi bởi tàn lá cây thốt nốt đan kín bên trên. Dù đã qua nhiều lần tu sửa, nhưng theo lời bà Diêm, ngôi mộ vẫn giữ được sự to lớn khác thường nguyên thủy. Theo ước tính của chúng tôi, chỉ riêng ngôi mộ đã dài trên 3m. Dường như đoán được thắc mắc của chúng tôi, bà Diêm giải thích ngay: Thì phải làm dài cho đúng kích thước chiếc hòm bên dưới. Theo bà Diêm, ông Cao mất vào khoảng năm 1925, tính đến nay đã 88 năm. Gần một thế kỷ đi qua, nhưng có lẽ do ảnh hưởng của lớp màn huyền bí nên mãi đến nay xung quanh dị nhânnày vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn. Đầu tiên là chuyện liên quan đến nguyên nhân khiến ông trở nên to lớn dị thường. Có người thì cho là do ông bị trúng trận mưa linh thiêng trong lúc vãn cảnh núi Trà Sư. Có người thì quả quyết là do ông ăn phải con cá trê linh thiêng. Theo thuyết này, khi nấu canh, con cá trê vàng do ông bắt được dưới suối núi Trà Sư, rã ra thành nước vàng lườm như nghệ… Riêng với cơ chế cơ thể cao lớn cũng có nhiều cách lý giải. Có người thì cho là sau trận bệnh nhức đầu nóng lạnh, các bộ phận trên cơ thể ông đồng loạt dài ra. Nhưng cũng có người lại cho rằng, quá trình đó diễn ra từng phần riêng lẻ. Điển hình là ông Bùi Văn Lê, (73 tuổi -Trưởng gánh của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang). "Ba tôi sinh năm 1908, sinh thời có kể về chuyện về ông Cao Nhà Bàng thế này: Sau khi lâm trọng bệnh, mỗi khi ông thấy bộ phận nào trong cơ thể bị đau nhức, thì sau đó bộ phận đó dài ra", ông Lê tự tin. Thậm chí sau khi ông bị đột biến về cơ thể, cũng tồn tại nhiều tin đồn trái ngược nhau. Có người thì cho biết, ông vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng có người thì lại quả quyết rằng: ông có thêm nhiều biệt tài. Theo lão nhà văn Liêm Châu, không chỉ biết dùng cây cỏ trên núi trị bệnh cho người dân, ông Cao Nhà Bàng còn có thêm tài đoán việc kiết-hung rất đại tài nên có rất nhiều người tìm đến. "Thật khó để phân định thực-hư, nhưng có một sự thật là sau khi ông mất, mộ của ông thường xuyên nghi ngút nhang khói của những người hiếm muộn đến cầu con, những người bệnh, tai ách đến cầu tai qua nạn khỏi...", ông Phan Ngọc Anh xác nhận.

(Ảnh 3: Di ảnh ông Cao Nhà Bàng.)

Riêng thông tin xung quanh cái chết của ông càng đa dạng. Có người thì cho rằng do thấy ông hay giao du với các nhà sư yêu nước nên chính quyền Pháp lo ngại ông tạo phản. Nhưng cũng có người cho rằng, do ông có tài hốt thuốc trị bệnh, sợ ông tập hợp người làm đại sự. Tuy nhiên cả hai thuyết này đều giống nhau ở chỗ xác định chính người Ph áp đã tiêm thuốc làm ông bại liệt rồi chết lần, chết mòn.

Thậm chí về chuyện bài vị của ông cũng đang đòi hỏi các nhà nguyên cứu sớm làm rõ. Theo học giả Nguyễn Văn Hầu, tác giả của quyền "Nửa tháng trong vùng Thất Sơn" và lão nhà văn Liêm Châu: Hiện bài vị của ông với đạo hiệu Quản vĩnh Đạo Cao quang Như Lai đang được thờ tại Bửu Minh Đường (Ba Chúc-Tri Tôn). Đây thực chất là nơi thờ tự theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa dị nhân với đạo Phật nội sinh này, chúng tôi lại bắt xe vào Ba Chúc. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Lê, Trưởng gánh của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tại Ba Chúc, cho biết: Theo hiểu biết của tôi, bài vị này trùng khớp với câu niệm trong "Hiếu Nghĩa kinh thượng quyện" do Đức Bổn sư Ngô Lợi (1830-1890) viết vào khoảng năm 1878". Với tất cả sự thận trọng, chúng tôi tìm đến Bửu Minh Đường tọa lạc dưới chân núi Tượng, một trong 7 ngọn núi trong Thất Sơn, để "mục sở thị". Sau một buổi tìm kiếm với sự hướng dẫn và trợ giúp của ông Lê Văn Tiếu, đại diện Bửu Minh Đường, chúng tôi hoàn toàn không phát hiện bài vị nào có đạo hiệu như trên dưới cả hai loại chữ Hán và Việt.

Tuy nhiên trước lúc chia tay, ông Lê cũng đề xuất: Nhà báo nên công bố thông tin này để các nhà nghiên cứu tìm hiểu, cung cấp thêm tư liệu để góp phần giải mã "bí mật" này.
(Theo báo xã luận).

11 tháng 5, 2013

Tấm bia trấn yểm ở vùng Thất Sơn

0 nhận xét

Hiện tại, nơi hậu liêu chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ. Giữa mặt bia không có chữ nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán "Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán", có nghĩa là "Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu". Tương truyền tấm bia đó là một đạo "bùa Cao Biền" trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc.

Chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang còn có tên gọi khác là chùa Bài Bài, Bà Bài hoặc chùa Ông Đạo Lập. Ngôi chùa cổ ven biên giới này được ghi nhận là di tích lịch sử cách mạng thời kỳ chống Mỹ của tỉnh An Giang. Đây là một trong những địa chỉ giao liên đầu mối quan trọng của Thị ủy Châu Đốc và là nơi ẩn quân của các đơn vị bộ đội chủ lực trước năm 1975.

Không chỉ là di tích lịch sử cách mạng mà chùa Bồng Lai còn ẩn chứa nhiều di tích tâm linh kỳ thú. Hiện tại, nơi hậu liêu chùa có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ. Giữa mặt bia không có chữ nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán "Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán", có nghĩa là "Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu".

Tương truyền tấm bia đó là một đạo "bùa Cao Biền" trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc.

Huyền tích giải ếm phù bia

Tấm bia bằng đá sa thạch, cao khoảng 90 cm, ngang khoảng 40 cm. Giữa mặt bia có vẻ như đã từng có chữ nhưng bị đục xóa trắng. Cô Út Diệu An - người giúp việc công quả thờ phụng trong chùa Bồng Lai từ nhiều năm nay khẳng định: "Cái bia ếm này có từ khi chùa mới lập cách nay hàng thế kỷ. Hàng ngày chúng tôi vẫn phải cắm nhang cúng bái để giữ trấn. Nguyên thủy tấm bia trấn phù này có chữ bùa nhưng đã bị sư Cố đục bỏ để giải ếm".

Sư Cố mà cô Út nhắc đến là sư Lập - người tạo dựng ngôi chùa. Cô Út còn cho biết thêm, tấm bia trấn phù này là một đạo bùa "Cao Biền".

Rất nhiều tài liệu khảo cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng như Nguyễn Văn Hầu, Trần Văn Quế, Huỳnh Minh đều ghi nhận: Vào khoảng năm 1850, trong một lần cùng các vị đệ tử đi viếng Thủy Đài sơn (Núi nước), Phật Thầy Tây An phát hiện dưới gốc cổ thụ có ẩn một tấm bia đá được chôn giấu từ thuở nào, đất bồi lấp gần chìm hết. Qua những nét chữ trên bia, Phật Thầy Tây An cho rằng đó là loại "Cao Biền trấn phù bia" dùng để trấn yểm linh khí.

Theo lịch sử, Cao Biền là một nhân vật có thật, tên chữ là Thiên Lý, sinh vào năm 821, mất năm 887. Ông ta là một viên tướng của nhà Đường được giao chức Tiết Độ Sứ (Thái Thú) có nhiệm vụ cai quản Giao Châu (tên nước Việt cổ) từ năm 866 đến năm 875. Cao Biền rất mê kinh dịch, lý số, phong thủy. Truyền thuyết kể rằng, trong 9 năm đô hộ, Cao Biền đã 3 lần dùng pháp thuật lập bia trấn yểm để "nhốt" linh khí, yểm tài nước ta.

Với phù bia, Cao Biền có tham vọng hùng cứ phương Nam làm vua một cõi. Nghe tin Cao Biền có ý làm phản xưng vương, vua Đường chiêu dụ triệu hồi về nước rồi giết chết vào năm 887. Theo các pháp sư, "Cao Biền trấn phù bia" là một loại bùa trấn yểm linh mạch. Nơi bị trấn yểm sẽ không xuất hiện người tài, cư dân sẽ thần phục người đứng ra trấn yểm.

Căn cứ vào dòng chữ còn sót lại cho thấy bức trấn phù bia này được lập vào năm Càn Long thứ 57 tức là năm 1792. Thời điểm này, Cao Biền đã qua đời gần… 1.000 năm. Căn cứ vào lịch sử, đây là thời điểm Lê Chiêu Thống - vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lê - bị Vua Quang Trung đánh đuổi, đang lưu vong ở Trung Hoa để xin vua nhà Thanh cho "rước voi giày mả tổ".

Thời kỳ này, ở phía Nam thuộc về chúa Nguyễn, dư âm phong trào Thiên địa hội phản Thanh phục Minh của thế hệ hậu sinh của Mạc Cửu vẫn còn hoạt động. Phong trào Thiên địa hội có sử dụng nhiều yếu tố tâm linh để quy tựu thành viên. Có lẽ, bức “Cao Biền trấn phù bia” này được Thiên địa hội lập nên với ý đồ hùng cứ vùng đất núi non hiểm trở Thất Sơn.

Trong tài liệu khảo cứu của giáo sư Nguyễn Văn Quế về Bửu Sơn Kỳ Hương và trong các di tự của tín đồ cho biết, sau khi phát hiện ra bức “Cao Biền trấn phù bia”, Phật Thầy Tây An đã sai ông Đạo Lập khai quật lên đục bỏ những chữ bùa rồi đem về chùa Bồng Lai dùng phù chú "giam" trong cái miếu.

Ông Đạo Lập dùng xích sắt có yểm phù "trói" chân đế, phần chìm dưới đất của tấm bia để đảo ngược tác dụng. Có nghĩa là vùng đất bị trấn yểm sẽ nảy sinh nhiều nhân tài. Đó là lý do, dù là bia trấn yểm nhưng các tín đồ vẫn phải hương khói hàng ngày.

Ngoài ra, Phật Thầy Tây An còn sai Quản cơ Trần Văn Thành dùng cây rừng đẽo 5 trụ trấn phù đi cắm ở 5 điểm theo dịch đồ Ngũ long trấn phục bao bọc vùng đất Thất Sơn để làm ranh giới quy tụ dân lập làng kháng chiến chống Pháp.

Những mẩu chuyện về “Cao Biền trấn phù bia” mang đầy màu sắc huyền bí hư ảo nhưng qua đó cũng thể hiện lòng yêu nước, mong muốn bảo vệ bờ cõi chống các thế lực xâm lược của tiền nhân.

Truyền thuyết về ông Đạo Lập

Theo quyển "Khảo cứu lịch sử giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương" của ông Trần Văn Quế -nguyên giảng sư lịch sử Trường đại học Vạn Hạnh và Đại học Văn khoa Sài Gòn (trước năm 1975) thì ông Đạo Lập là 1 trong 12 vị đại đệ tử của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. 12 vị đại đệ tử này được tín đồ gọi là "Thập nhị hiền thủ".

Ông Đạo Lập có tên khai sinh là Phạm Thái Chung, nguyên quán ở Cồn Tiên, làng Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang (ngày nay là xã Đa Phước). Là người lập nên chùa Bồng Lai nên dân địa phương gọi ông là Đạo Lập. Lúc sinh thời, Phật Thầy Tây An đặt pháp danh cho ông là Sùng Đức Võ Tiên Sinh và thường gọi ông là Đức tiên sinh. Hiện nay, trong bài vị thờ ông tại chùa Bồng Lai lại ghi là "Bồng Lai La Hồng Tiên Sinh".

Không có tài liệu nói ông được xếp hàng thứ mấy trong "thập nhị hiền thủ" nhưng chắc chắn ông là người được Phật Thầy Tây An cắt cử lập làng Bài Bài từ khi khai sáng đạo. Sau khi chiêu mộ dân tứ xứ về lập làng, ông cất ngôi chùa Bồng Lai để tu hành và mở phòng thuốc nam trị bệnh cho dân làng. Khi Cố quản Trần Văn Thành lập chiến khu Bãi Thưa - Láng Linh, chùa Bài Bài được chọn làm nơi chôn 1 trong số 5 cây thẻ trấn biên phù của Phật Thầy Tây An.

Cho đến tận bây giờ, những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo vẫn tin rằng thuở sinh tiền, ông Đạo Lập được Phật Thầy Tây An truyền mật pháp thần thông, biết đi mây về gió, dùng phù chú trị bệnh. Ông Huỳnh Văn Thiện (đã qua đời) là người từng theo ông Đạo Lập sang núi Tà Lơn tu luyện đã từng kể cho con cháu nghe rất nhiều chuyện về tài hô phong hoán vũ của ông Đạo Lập.

Ông Hai - cháu nội ông Thiện, cư ngụ tại thị xã Châu Đốc cho biết: "Có lần ông nội tôi chứng kiến sư Cố (tức ông Đạo Lập) dùng thần chú điều khiển chiếc tàu không người lái chạy lòng vòng trên sông. Có năm ông nội tôi và một người tên Ngạc theo sư Cố sang núi Tà Lơn tu luyện. Một hôm, sư Cố có việc phải rời khỏi cốc. Đêm đó, ông Ngạc bị trúng gió lăn ra chết bất đắc kỳ tử. Ông nội tôi ôm xác bạn lo lắng suốt đêm. Giữa rừng hoang vu lấy đâu ra chiếu để tẩn liệm. Sáng sớm hôm sau, ông nội tôi ra bìa rừng ngóng trông thì thấy từ xa sư Cố xách gói đồ và chiếc chiếu. Ông nội chưa kịp nói gì thì sư Cố bảo mấy thứ này dùng để tẩn liệm ông Ngạc".

Nữ sĩ Mộng Tuyết nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" (gồm: Mộng Tuyết và chồng là thi sĩ Đông Hồ, Lư Khê, Trúc Hà) đã từng đưa ông Đạo Lập vào bút ký “Ông Đạo Lập quá hải”: Từ trang 356 đến trang 358, bà kể về một chuyến dùng thuyền buồm vượt biển đi buôn của cha bà. Trước khi ra khơi, ông có xin ông Đạo Lập 3 lá bùa hộ mạng. Khi ra đến cửa biển, chiếc thuyền buồm bất ngờ gặp một con kình ngư khổng lồ tấn công. Nhờ ông Đạo Lập dùng phép, chiếc thuyền vượt qua kình ngư về đến đất liền an toàn.

Người dân địa phương cho rằng, khi muốn qua sông, ông Đạo Lập chỉ cần đạp nón lá lướt sóng.

Do nuôi ý đồ lập làng kháng chiến nên ông Đạo Lập trở thành nhân vật bị truy nã của thực dân Pháp. Để ẩn giấu tông tích của ông, các tín đồ không được phép sử dụng tài liệu ghi chép. Vì vậy, không ai nhớ ông sinh năm nào và mất năm nào. Các tín đồ chỉ nhớ ngày giỗ của ông hàng năm vào ngày 29/9 (âm lịch). Theo di ngôn, khi ông qua đời, ngôi mộ được lập ở Vĩnh Ngươn, Châu Đốc nhưng không được đắp nấm. Ngày nay, không ai còn biết chính xác vị trí ngôi mộ ở đâu.

Giải mã những hiện tượng kỳ bí xảy ra trước năm 1975

Vào những năm 1965 - 1972, chùa Bồng Lai được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đặt trong vùng biệt khu số 44 (gồm Kiến Phong, Châu Đốc và một phần Kiên Giang). Thời điểm này ngôi chùa trở nên linh thiêng, nhiều chuyện huyền bí xảy ra khiến ít người dám bén mảng đến nhất là lực lượng thám báo của lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH).

Lúc đó chưa có cầu treo, con kênh Vĩnh Tế cắt ngang khiến Bài Bài trở thành một ốc đảo tiếp giáp đất bạn Campuchia. Có lần viên Thiếu tá Chi khu Châu Đốc biệt phái một thám báo viên gan dạ nửa đêm giả làm dân câu vượt sông mò lên chùa Bồng Lai để tìm thông tin về lực lượng cách mạng. Không hiểu người thám báo này đã gặp chuyện gì mà sáng hôm sau người ta thấy ông ta đi lơ ngơ trong trạng thái tâm thần bất ổn, miệng cứ lảm nhảm mỗi một câu: "Ông già râu dài tha cho con". Sau đó, người này được đưa đi bệnh viện tâm thần điều trị.

Lần khác, viên thiếu tá đích thân chỉ huy một trung đội biệt động được tăng viện về Châu Đốc dùng tàu tuần duyên bất ngờ vượt kênh Vĩnh Tế xông lên chùa để "bắt gọn ổ Việt Cộng". Khi xộc vào chùa, toán lính không thấy một bóng người. Một người lính đứng tiểu ngay góc chánh điện. Bất ngờ người lính này ngã lăn ra, co giật liên hồi. Mọi người xúm lại cấp cứu, bất ngờ anh ta ngồi bật dậy rượt đuổi mọi người cắn đến đổ máu. Cuộc hành quân trở nên hỗn loạn, viên thiếu tá cho trói gô người lính điên rồi lui quân. Khi về đến Châu Đốc, viên thiếu tá phải nhờ một tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương có giữ một mẩu "ông thẻ" mài ra bột hòa nước cho người lính uống mới hóa giải được.

Trong thời gian Nguyễn Văn Thiệu ứng cử tổng thống VNCH lần thứ 2 vào năm 1971, nhiều người dân sống phía bờ bên đây kênh Vĩnh Tế chứng kiến một hiện tượng lạ. Cứ hễ đêm về là người ta thấy một cục lửa màu xanh không phát tia cứ bay qua lại từ nóc chùa Bồng Lai đến một ngọn cây cổ thụ tới sáng. Thấy hiện tượng lạ, mặc dù đó là vùng chính quyền VNCH cấm lai vãng nhưng hàng đêm người ta vẫn lén lút đi xem.

Nhiều người dân địa phương sinh sống lâu năm ở vùng đất này có thể kể suốt năm không hết kho chuyện kỳ bí xảy ra quanh ngôi chùa cổ Bồng Lai. Họ tin tuyệt đối vào những chuyện huyền bí đó.

Tuy nhiên, ông Ba Cư - một cựu chiến binh, 79 tuổi, hiện cư ngụ tại Lấp Vò, Đồng Tháp đã từng là bộ đội chủ lực ém quân tại chùa Bồng Lai khẳng định: "Tất cả những điều kỳ bí đó đều là sản phẩm của chúng tôi. Phải dùng xảo thuật như vậy để tụi lính ngụy, tụi Phượng hoàng (gián điệp) không dám bén mảng tới nơi chúng tôi ém quân".

Dù những chuyện hiển linh không có thật nhưng di tích Ông Thẻ, “Cao Biền trấn phù bia” và những câu chuyện truyền khẩu cũng là một di sản lịch sử chứng minh tinh thần yêu nước bất khuất của tiền nhân

Nông Huyền Sơn (nonghuyenson@gmail.com)

16 tháng 4, 2013

Đi tìm sự thật về truyền thuyết Mộ Bà – Công chúa Ngọc Hân (tiếp theo và hết)

0 nhận xét
Theo ông Trần Hữu Thành, công chúa Ngọc Hân và 2 người con đào thoát khỏi cuộc tru di của Gia Long là nhờ mưu kế của La Sơn Phu Tử. Theo kế đó thì Ngô Văn Sở đã đem con cháu mình chết thay cho con vua Quang Trung... Để ẩn tích, tránh tai mắt của vua Gia Long, Nguyễn Quang Mục (lấy tên Đoàn Minh Huyên) đã khoác áo nhà sư lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để mưu đồ tập hợp nhân lực khôi phục lại cơ đồ. Ông Trần Hữu Thành chiết tự: Kỳ Hương đồng nghĩa với Hồ Thơm. Còn Bửu Sơn là Tây Sơn (?!). Bởi vậy, Bửu Sơn Kỳ Hương không thờ tượng mà chỉ thờ tấm vải màu đỏ không chữ tượng trưng cho lá cờ Tây Sơn… ***Ông Ba Thới là ai?*** Chứng cứ mà ông Thành đưa ra là dựa vào một quyển sách của cư sĩ Sripolieu có tựa là "Thân thế Phật thầy Tây An và Ngọc Hân Công chúa qua Kim cổ Kỳ quan" của tác giả cư sĩ Sripolieu. Chúng tôi chưa tìm được lai lịch của vị cư sĩ này. Nhiều người cho rằng cư sĩ Sripolieu là người dân tộc thiểu số, cư trú ở Bạc Liêu từ trước năm 1975. Không ai biết cụ thể ông sinh sống, tồn tại ở địa chỉ nào và bây giờ ở đâu. Quyển sách "Thân thế Phật thầy Tây An và Ngọc Hân Công chúa qua Kim cổ Kỳ quan" được ghi là "Viết xong ngày Mậu Tý, tháng Canh Tý, mùa đông năm Bính Tý", tức ngày 8/11/1966. Sách thuộc loại tự đánh máy, không có giấy phép phát hành của chế độ VNCH, được photo thành nhiều bản rồi trao tay nhau từ trước năm 1975. Từ tựa sách, cho thấy Sripolieu nêu giả thuyết trên dựa vào một quyển sách khác có tên gọi là "Kim cổ Kỳ quan", tác giả là ông Ba Thới. Trong quyển "Thân thế Phật thầy Tây An và Ngọc Hân Công chúa qua Kim cổ Kỳ quan", tác giả Sripolieu cho rằng, ông Ba Thới đã ẩn ý tiết lộ tông tích Phật thầy Tây An trong quyển "Kim cổ Kỳ quan". Ông Ba Thới có tên là Nguyễn Văn Thới đã qua đời từ năm 1925. Ông sinh năm 1866 ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, giỏi chữ Nho. Thuở còn trẻ, ông sinh sống bằng nghề "lái rỗi", tức là nghề con buôn thu mua nông, thủy sản dạo. Gặp món gì mua món ấy, mua món nào bán món ấy. Trong một chuyến buôn về vùng Cái Dầu, An Giang, ông gặp Trần Văn Nhu - con trai Quản Cơ Trần Văn Thành. Thời điểm đó, cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bãi Thưa (còn gọi là Bảy Thưa) đã bị Pháp đàn áp, dập tắt. Tuy vậy, ông Nhu vẫn ngấm ngầm tập họp nghĩa sĩ chuẩn bị báo thù cha, phục thù dân tộc, kháng Pháp. Ông Nhu vẫn theo phương pháp của cha dùng lý thuyết tâm linh của Bửu Sơn Kỳ Hương quy tụ nghĩa sĩ. Ông Ba Thới ngộ được chí lớn của ông Trần Văn Nhu nên năm 1905 đã dời cả gia đình về Láng Linh sinh sống. Ông trở thành một quân sư của lãnh tụ kháng chiến Trần Văn Nhu. Ông Nhu dùng chùa Bửu Hương tự còn gọi là chùa Nhà Láng, tức dinh Đức Cố Quản làm nơi họp bàn việc kín. Ngày nay, địa chỉ đó là đền thờ đức cố quản Trần Văn Thành. Mưu sự chưa thành thì năm 1912 mật thám Pháp biết tin. Trong một lần họp kín, nghĩa sĩ đang họp tại Bửu Hương tự thì quân Pháp bất ngờ bao vây. Lãnh tụ Trần Văn Nhu, ông Ba Thới và một số nghĩa sĩ trốn thoát. Pháp bắt được 83 người. Chúng mở phiên tòa kết án giam và đày Côn Đảo 56 người, đồng thời phát lệnh truy nã ông Trần Văn Nhu và ông Ba Thới. Cả hai người thất lạc nhau. Trước tin Pháp cầm tù nghĩa sĩ, trong trạng thái bất lực, ông Ba Thới phẫn uất dùng dao cạo tự cắt cổ mình quyên sinh. Người nhà phát hiện kịp thời đưa ông đi bệnh viện cấp cứu. Do vết cắt đứt gần hết cổ họng, mất máu nhiều, ông mê man bất tỉnh. Khi tỉnh lại, ông cương quyết bứt tháo tất cả những bông băng và đòi về nhà. Ông ra dấu cho người thân rằng: Không sử dụng bất cứ thứ gì của Tây. Người nhà đành đem ông về nhà nằm chờ chết. Điều lạ là vết thương của ông dần hồi phục. Tuy cuống họng đã lành nhưng cổ họng vẫn còn hở, nên cơm ăn vẫn lọt ra ngoài. Trong điều kiện như vậy, ông vẫn tranh thủ sáng tác một số tác phẩm truyền bá tư tưởng "tu lành" và yêu dân tộc. 13 năm sau ông mới qua đời vì chứng bệnh khác. Lúc mưu sự kháng chiến chưa bị lộ, ông có sáng tác một số tác phẩm như: “Thiên tự”, “Cổ vãng kim lai”, “Vân Tiên”… bằng lối thơ thất bát (luân phiên 1 câu 7 từ, 1 câu 8 từ có âm điệu gần giống thơ lục bát). Trong quãng thời gian mang vết cắt ở cổ, ông vẫn sáng tác các tập: “Ngồi buồn”, “Kiểng - Tiên”, “Kim cổ Kỳ quan”, “Cáo thị”, “Tứ đại”, và “Thừa nhàn”. “Kim cổ Kỳ quan” (Những hào quang kỳ lạ từ xưa đến nay) có nội dung ca ngợi lối hành tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Đức Phật thầy Tây An và tiên tri vận mệnh nước nhà (trong bối cảnh thực dân Pháp đô hộ) sẽ độc lập, tự chủ như một cường quốc. Ông dùng hơi hướng tâm linh đưa vào tác phẩm văn học có tính chất sử liệu để tuyên truyền, khơi gợi lòng yêu nước của quần chúng. Trong “Kim cổ Kỳ quan” ông đã ví mối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương tương ứng với phong trào áo vải cờ đào của Vua Quang Trung gầy dựng cơ nghiệp Tây Sơn. Những trước tác của ông đều được viết bằng chữ Nôm nhưng được nhiều người truyền tụng như kinh kệ. Chúng tôi đã gặp con cháu nhiều đời của ông Ba Thới. Không ai còn lưu giữ được bản chính của ông bởi một sự cố. Vào những năm kháng Pháp, các tác phẩm của ông Ba Thới hoặc những gì liên quan đến tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa được xem là tài liệu chống chế độ bảo hộ. Sau khi ông qua đời, con cháu cất giấu kỹ trong nhà. Khoảng thập niên 50 thế kỷ XX, một cháu nội của ông Ba Thới là kẻ nghiện rượu, lười biếng. Vì thiếu tiền uống rượu, đã đem cái rương gia bảo của gia đình đi cầm cố cho một người bạn. Thấy chiếc rương cổ, người bạn đồng ý cầm. Khi kẻ nát rượu đi về, người cầm mở rương ra trông thấy những tập thơ. Vốn là một người có học chữ Nôm, ông ta lấy ra đọc rồi thích thú nghiền ngẫm. Một hôm, mưa gió kéo sập ngôi nhà người cầm rương. Nước thấm ướt và xóa mờ rất nhiều trang. Tiếc xót những thi phẩm tôn giáo hay, người cầm rương viết lại. Đến những đoạn chữ nhòe, ông ta chấm lửng. Chép xong, ông ta truyền tay cho bạn bè cùng đọc. Người đọc thấy hay chép tay lại làm của để dành. Những trước tác của ông Ba Thới cứ truyền tay kiểu như thế nên tam sao thất bổn rất nhiều. Khi đến tay cư sĩ Sripolieu thì tác phẩm không còn nguyên nghĩa gốc. Thế nhưng căn cứ vào đó, Sripolieu đã phỏng đoán Đức Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên có tên thật là Nguyễn Quang Mục - con Vua Quang Trung và thân mẫu là Như Ý Võ Hoàng hậu tức Công chúa Ngọc Hân, là "Bà" ở ngôi mộ Cái Nai. ở núi Sam, Châu Đốc. ***Một truyền thuyết lịch sử*** Trong cuốn "Thân thế Phật thầy Tây An và Ngọc Hân Công chúa qua Kim cổ Kỳ quan". Sripolieu cho rằng, Đức Phật thầy Tây An dùng tên Đoàn Minh Huyên để che giấu tông tích của mình đối với tai mắt nhà Nguyễn. Thông tin đó cứ lan truyền từ mấy chục năm nay cho đến khi lương y Trần Hữu Thành có được bản viết tay "Thân thế Phật thầy Tây An và Ngọc Hân Công chúa qua Kim cổ Kỳ quan". Trong phần lời nói đầu, Sripolieu thừa nhận: "Chúng tôi nghiên cứu và giải thích theo bản in bộ Kim cổ Kỳ quan, xuất bản năm 1957 - Giấy phép số 423 -TTT/PKD Sài Gòn, do ông Trần Quang Lâm ở Láng Linh sao chép lại và dịch ra Quốc ngữ vào năm 1947 từ bản chính quyển “Của xưa để lại". Bản chính quyển "Của xưa để lại" do một người khuyết danh chép tay. Căn cứ vào tiểu sử Đức Phật thầy Tây An cho thấy địa chỉ mộ Bà phù hợp với nơi sinh. Điều đó có thể đoán "Bà" trong ngôi mộ là mẫu thân của Đức Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Đoàn Minh Huyên sinh vào ngày 14/11/1807 và viên tịch vào ngày 10/9/1856. Trong khi đó, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất vào năm 1792. Căn cứ vào đó cho thấy, Đoàn Minh Huyên chào đời sau khi Vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất đến 15 năm. Trong chính sử cũng không thấy nhắc đến người con nào của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ có tên là Nguyễn Quang Mục. Theo chính sử, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ và Công chúa Ngọc Hân chỉ có 2 người con là Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Ngọc. Giả sử, Đoàn Minh Huyên thay tên, đổi tuổi để tránh tai mắt nhà Nguyễn thì 12 đồ đệ thân cận nhất của ngài phải biết. Trong khi đó, ông Ba Thới chào đời sau khi Phật thầy Đoàn Minh Huyên viên tịch đến 10 năm (Phật thầy Tây An sinh năm 1807 - viên tịch năm 1856). Chúng tôi đã trở lại mộ Bà một lần nữa để tìm hiểu về tấm bài vị "Hoàng Lê đường -Cung thỉnh - Hoàng Phủ chi - Lê Phủ vị". Lần trở lại này, cô Ba thủ từ cởi mở hơn. Bà cho biết, thời Pháp, ở địa phương có một ông quan phủ tên Bỉnh hồi hưu về địa phương. Tuy giàu nhưng ông sống một mình không vợ con và đã hiến tặng rất nhiều đất cho phủ thờ mộ Bà. Khi ông qua đời, một người cháu họ của ông tên là Ba Chỉ đem gửi bài vị cho chùa hương khói. Có thể ông phủ Bỉnh có họ Lê. Bây giờ con cháu ông đã tứ tán không ai biết cụ thể bài vị đó như thế nào. Cách nay vài năm, con cháu dòng hoàng tộc họ Lê ở Quảng Nam, nghe tin mộ Bà Cái Nai là mộ Công chúa Ngọc Hân đã lặn lội tìm đến tận nơi xem xét nghiên cứu. Sau đó, có lẽ nhận ra điều ngộ nhận đã lẳng lặng bỏ đi. Qua nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm về các giáo phái tín ngưỡng ở vùng Thất Sơn huyền bí, chúng tôi nhận ra rằng các giáo chủ khai đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa đều có chung lòng căm thù ngoại xâm. Họ đã dùng tín ngưỡng, tâm linh để thu phục nhân tâm, khơi gợi lòng yêu nước quần chúng để mưu đồ kháng chiến. Quản cơ Trần Văn Thành cũng sử dụng huyền thoại 5 "ông thẻ" để cắm mốc xây dựng căn cứ địa. Những lãnh tụ khởi nghĩa kháng Pháp như Phan Xích Long, Đạo Tưởng… đều tự xưng mình là "Vua Hàm Nghi tái sanh". Những pháp sư thời nay ở vùng Thất Sơn mỗi khi lên đồng nhập xác cũng thường xưng danh là Quan Công, Tề Thiên hoặc Cử Đa. Không có chứng cứ khoa học biện chứng nào chứng minh mộ Bà ở An Giang là mộ của Công chúa Ngọc Hân cũng như Đức Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên là con trai Vua Quang Trung. Tất cả điều đó chỉ là lời đồn mang tính huyền hoặc. Lịch sử không thể là thứ dùng tâm linh để phán đoán. Hy vọng những tin đồn thiếu cơ sở khoa học đó không còn lý do tồn tại nữa. (Ảnh: Mộ Đức Phật thầy Tây An - Đoàn Minh Huyên tại núi Sam, Châu Đốc).

14 tháng 4, 2013

Đi tìm sự thật về truyền thuyết mộ Bà – Công chúa Ngọc Hân

0 nhận xét

Ở vùng núi Thất Sơn bấy lâu nay, những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tin rằng, Công chúa Ngọc Hân - Vợ Vua Quang Trung đã đào thoát khỏi cuộc trả thù khủng khiếp của Vua Gia Long, lẩn trốn về phương Nam sinh sống cho đến cuối đời. Hiện ở ấp An Bình, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vẫn còn di tích ngôi mộ Công chúa Ngọc Hân. Nếu thông tin này đúng, chắc chắn các nhà sử học sẽ phải tốn nhiều công sức để minh chứng sự thật trên. Để làm rõ những đồn đoán này, Phóng viên chuyên đề antg đã đi tìm hiểu sự thật.

1) ***Ấn chỉ kỳ bì trên bàn tay những người nữ thủ từ***

Lần theo thông tin có được, từ TP HCM, chúng tôi vượt hàng trăm cây số đến cù lao huyện Chợ Mới để tìm ngôi mộ được cho là di tích của Công chúa Ngọc Hân. Dù đã được hướng dẫn tỉ mỉ nhưng chúng tôi vẫn phải hỏi thăm rất nhiều người dân địa phương. Người dân ở đây hoàn toàn không biết gì về "ngôi mộ Công chúa Ngọc Hân". Nơi đây, nhiều người không thích đọc và tìm hiểu về lịch sử. Họ chỉ biết lịch sử thông qua các tuồng tích cải lương, phim truyền hình hoặc chuyện kể truyền miệng. Và họ biết về Công chúa Ngọc Hân qua một số tuồng cải lương nhắc đến tích của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Khi chúng tôi hỏi về một ngôi mộ táng không đắp nấm, họ ngớ người rồi cho biết, đó là mộ Bà, dân quanh vùng quen gọi là "mộ Bà Cái Nai". Không ai biết "Bà" là ai. Vì ngôi mộ nằm ven con sông Cái Nai nên người ta gọi như thế. Không ai tin đó là mộ của Công chúa Ngọc Hân - vợ Vua Quang Trung.

Chúng tôi men theo đường nhỏ quanh co uốn lượn theo con sông Cái Nai đi sâu vào một cụm dân cư quạnh quẽ.

Đó là một ngôi mộ táng không đắp nấm nằm trong khuôn viên một công trình kiến trúc kiểu mái đình. Trên chiếc cổng nhỏ xây bằng xi măng ghi rõ "mộ Bà". Ngôi mộ nằm sát tường rào, không đắp nấm. Chúng tôi từng thăm viếng những ngôi mộ không đắp nấm như: Mộ Đức Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên - Giáo chủ sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương; mộ Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi - Giáo chủ sáng lập giáo phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa; mộ Đức Phật Trùm Tà Puol…

Những vị này đều có liên quan đến thuyết duy linh "tứ ân, vô tượng" mà người khởi xướng là Đức Phật thầy Tây An. Di tích ngôi mộ của Đức Phật thầy Tây An vẫn hiện diện tại Tây An Cổ tự dưới chân núi Sam, Châu Đốc. Ngôi mộ Bà không đắp nấm, chứng tỏ người quá cố có liên quan đến tín ngưỡng Bửu Sơn Kỳ Hương.

Một bà lão ngoài 80 tuổi, sinh sống gần khu mộ, không muốn nêu tên vì ngại đụng chạm đến tín đồ cho biết: "Ngày xưa, ngôi mộ chỉ có tấm bia sơn màu đỏ, nằm chơi vơi giữa một thửa đất không địa bạ. Tấm bia không có ghi gì cả. Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương là vậy. Sau ngôi mộ là cái am nhỏ thờ Bà. Thời đó, nơi đây hoang vu vắng vẻ lắm. Lúc tui mới 9, 10 tuổi thì thấy có người đóng hàng rào bằng cây bao bọc khu mộ. Năm 1972, ngôi phủ thờ được xây lớn, tồn tại đến ngày nay".

Chánh điện bày trí như một ngôi chùa chia thành 5 gian thờ. Đặc biệt, tại bàn thờ chính có một tấm bài vị màu điều ghi những dòng chữ Hán: Hoàng Lê đường - Cung thỉnh -Hoàng phủ chi - Lê phủ vị. Có nghĩa là: Nhà thờ họ Hoàng - Lê. Cung kính thỉnh linh vị Hoàng phủ, Lê phủ. Ở hai bên có thêm hai hàng chữ nhỏ: Hoàng đường phước huệ do tiên trạch - Lê phủ chi phái khải hậu nhân. Có nghĩa là: Phước huệ họ Hoàng do nơi ân đức cũ. Chi phái phủ Lê mở lối cho người sau. Nếu chỉ căn cứ vào tấm bài vị này thì người nằm dưới mộ kia họ Lê, trùng khớp với họ của Công chúa Ngọc Hân. Họ Hoàng ở đây có thể hiểu là "họ hoàng tộc"?

Phía cánh trái ngôi chánh điện có một nhóm mộ tháp của nhiều đời thủ từ phần mộ Bà. Điều lạ là tất cả những người thủ từ đều là phụ nữ. Theo truyền thuyết chúng tôi được nghe thì người thủ từ đầu tiên là Công chúa Nguyễn Thị Quang Ngọc, con gái của Vua Quang Trung và Công chúa Ngọc Hân?

Những bô lão quanh vùng không biết mộ Bà có liên quan gì đến Công chúa Ngọc Hân hay không nhưng họ khẳng định những người thủ từ đời trước có một quyền năng rất lạ. Khi người thủ từ cũ già yếu, qua đời, tự dưng sẽ có một người phụ nữ lạ ở nơi khác, không chồng con, tự đến xin làm thủ từ. Khi mới đến, họ chẳng có gì khác biệt nhưng làm thủ từ một thời gian, họ sẽ có một ấn chỉ hình con gà trên lòng bàn tay. Dùng bàn tay này vuốt bàn tay kia, ấn chỉ sẽ xuất hiện. Họ không giải thích được vì sao những người thủ từ bây giờ không có được ấn chỉ đó. Theo họ, đó là linh ấn(?).

Hồi bà Tám thủ từ còn sống, ai bị mắc xương cổ chỉ cần đến nhờ bà dùng bàn tay có linh ấn vuốt nhẹ là khỏi. Bàn tay có linh ấn của bà Tám có thể trị được các bệnh thông thường như cảm, sổ mũi, bong gân, gãy xương tay chân. Chỉ cần bà dùng tay vuốt là hết. Bà Tám qua đời năm 1984, thọ 88 tuổi.

Ảnh: Tấm linh vị nghi là của Lê Hoàng tộc.

2) ***Có phải mộ Công chúa Ngọc Hân?***

Chúng tôi vào phủ thờ gặp người thủ từ. Người thủ từ là một phụ nữ ngoài 50 tuổi, mặc bà ba đen, tự giới thiệu là "cô Ba". Cô Ba tỏ ra khá e dè trong cuộc trò chuyện liên quan đến sự tích ngôi mộ Bà.

Cô Ba cho biết, hiện tại, ngôi phủ thờ và ngôi mộ được "đồng đạo" của Phật giáo Hòa Hảo bảo quản, cúng tế. Cô Ba cũng là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Tuy không có chứng cứ nào nhưng cô Ba khẳng định, phần mộ này là của mẹ ruột đức Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, không liên quan gì đến Công chúa Ngọc Hân. Cô Ba cho biết: "Cách đây vài năm, tự dưng có một nhóm người xưng là con cháu hoàng tộc đến bảo ngôi mộ này là của Công chúa Ngọc Hân. Họ xin được nhận bảo quản mộ. Họ bảo, căn cứ vào chứng cứ trong quyển sách “Theo dấu người xưa” của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tui chưa từng thấy quyển sách đó. Sau đó không thấy họ đến nữa. Tui chỉ biết vậy, nói vậy". Cuộc trò chuyện không thoải mái khiến chúng tôi không có thêm được thông tin gì từ cô Ba.

Chúng tôi xin phép cô Ba chụp ảnh nhiều chi tiết ngôi mộ và phủ thờ rồi đi Tri Tôn tìm đến Tổ đình Tứ Ân Hiếu Nghĩa: Chùa Phi Lai. Tổ đình là cách gọi nơi Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa còn có tên gọi khác là "đạo lành" bởi chủ thuyết của họ là "Tu đâu cho bằng chu tu/ Làm lành, lánh dữ ấy là chân tu". Chùa Phi Lai nằm dưới chân núi Dài, cạnh ngôi đình Phi Lai và cạnh di tích Ponpot xâm phạm biên giới nước ta giết hại hàng ngàn người dân vào năm 1977.

Ảnh: Cô Ba thủ từ phủ thờ mộ Bà.

Cũng giống như cô Ba ở mộ Bà, những người thủ từ ở đây cũng tỏ ra e ngại khi được hỏi về tiểu sử ngôi mộ Bà. Họ cũng xác nhận có một tập sách in mang tựa "Theo dấu người xưa" nhưng không lưu giữ.

Tưởng chừng việc tìm hiểu về ngôi mộ Bà đi vào ngõ cụt, chúng tôi thất vọng quay về. Bất ngờ, khi ghé vào một quán giải khát không tên gần chùa Phi Lai, chủ quán là một phụ nữ đứng tuổi vui tính, tiết lộ: "Tôi không có tập sách ấy nhưng tôi biết địa chỉ tác giả. Ông ta là thầy thuốc Đông y cổ truyền cư ngụ ở Gò Vấp".

Chúng tôi tức tốc trở về TP HCM tìm đến địa chỉ của tác giả tập sách "Theo dấu người xưa".

3) ***Đào đất địa Trần Hữu Thành và tập sách khảo cứu "Theo dấu Người xưa"***

Không ngờ, đó là một cơ sở chẩn trị Đông y ở đường Cây Trâm thuộc quận Gò Vấp, TP HCM rất nổi tiếng về phương pháp châm cứu bằng nhang.

Tại gian tiền sảnh, chúng tôi bắt gặp ngay biểu tượng Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa: Bức chân dung của Đức Phật thầy Tây An và Cử Đa Phật.

Tại phòng khám, một người phụ nữ đang thăm mạch cho bệnh nhân tự giới thiệu là vợ của lương y Trần Hữu Thành. Bà cũng là lương y. Trước khi đưa chúng tôi vào phòng khách của gia đình, bà vui vẻ báo 2 tin… buồn: Ông Thành bị tai biến não, trí nhớ suy giảm trầm trọng và bà không biết gì về công việc sưu tầm của ông cũng như hoàn toàn mù tịt về giáo phái ông theo.

Ông Trần Hữu Thành đi đứng và phát âm rất khó nhọc. Ông phải cố 1 phút mới nói trọn vẹn một câu gần như vô nghĩa. Trò chuyện với ông suốt 4 giờ, chúng tôi chỉ nhận được nội dung: Đào Đất Địa là tên đạo của ông. Ông đã bỏ công sưu tầm suốt gần 10 năm mới hoàn thành quyển sách khảo cứu "Theo dấu người xưa" để giới thiệu phát tích giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Ông đã lặn lội sang tận núi Tà Lơn để tìm dấu tích tiền nhân. Ông là cháu nhiều đời của họ Trần. Ông không còn lưu bản nào của quyển "Theo dấu người xưa". Sau khi quyển sách hoàn thành, ông bị tai biến não và bây giờ không còn nhớ gì cả.

Kết thúc buổi trò chuyện không đầu đuôi, ông an ủi sự thất vọng của chúng tôi bằng một mảnh giấy ghi địa chỉ ông Bảy Thảo ở ấp Vĩnh Hòa A, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Hy vọng nơi đó còn lưu bản photo.

Chúng tôi trở ngược lại An Giang tìm ông Bảy Thảo và có được quyển photo "Theo dấu người xưa". Quyển sách không đăng ký xuất bản, dưới bìa 1 có ghi dòng chữ "lưu hành nội bộ". Tổng lược nội dung thì quyển sách là một công tình nghiên cứu công phu của tác giả. Rất nhiều chi tiết liên quan đến lịch sử hình thành giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

Tuy nhiên, tác giả nghiêng về cứ liệu tâm linh nhiều hơn cứ liệu khoa học nên quyển sách mất giá trị về mặt khảo cứu. Nhiều chi tiết viết về di tích, tác giả dựa vào lời… lên đồng nhập cốt để khẳng định tính xác thực. Tại một chương trong sách, tác giả nêu giả thuyết: Mộ Bà Cái Nai chính là mộ Công chúa Ngọc Hân. Còn ngôi mộ ở làng Phù Ninh bị Thiệu Trị khai quật phá bỏ chỉ là mộ giả.

Trong sách, ông Trần Hữu Thành nêu giả thuyết: Năm Bính Ngọ, 1786, Vua Hiển Tông gả con gái thứ 21 là Công chúa Lê Ngọc Hân cho Chúa Tây Sơn Nguyễn Huệ.

Sau khi Vua Gia Long lên ngôi đã ra lệnh tru di dòng dõi Nguyễn Huệ nhưng có ý định bắt bà Ngọc Hân làm thứ phi. Vì thủ tiết với chồng, bà đã nhờ một người cung nữ là em nuôi, rất giống bà tên là Trần Thị Minh (hoặc Ngọc Minh) thay bà trá hôn, để chiều lòng Gia Long, tìm cách cứu hai con hiện đang bị giam giữ. Sau đó bà đã trốn về quê mẹ là làng Phù Ninh, giả chết, lập mộ ở đó, rồi bí mật cùng hai con gồm 1 trai, 1 gái trốn vào miền Nam đến Cái Nai ẩn cư. Người con trai tên là Nguyễn Quang Mục đổi tên thành Đoàn Minh Huyên, tức Phật thầy Tây An(?) và người con gái tên Nguyễn Thị Bảo Dục (hoặc Dục Bảo), sau đổi tên thành Trần Thị Ngọc (hoặc Trần Thị Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Ngọc).

Chúng tôi tiếp tục rời An Giang đi tìm chứng cứ liên quan đến những huyền bí về ngôi mộ thờ Công chúa Ngọc Hân...
(còn tiếp)

15 tháng 3, 2013

Năm Căn cổ tự và truyền thuyết Phật sống Cử Đa

0 nhận xét

Tại thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có một ngôi chùa nghèo nằm khiêm tốn ven quốc lộ 91 được người dân địa phương gọi là Năm Căn cổ tự. Họ cho biết trước kia chùa lợp ngói âm dương, vách gỗ, mang nét kiến trúc cổ kính trầm mặc.

Cách đây không lâu, do chùa mục nát, sư trụ trì đã cho xây sửa mới nên nét cổ kính không còn. Vì thiếu tiền, sư cũng chỉ xây tạm bợ, không ra lối kiến trúc nào. Khách hành hương ít lui tới nên ngôi chùa càng thêm buồn tẻ. Ít người biết rằng, trong ngôi chùa buồn tênh đó có một cặp đàn cổ kỳ lạ. Có lẽ bất kỳ nhà khảo cổ tâm huyết nào cũng muốn tìm hiểu lai lịch của nó.

Đó là cặp đàn "kình ngư hóa long" và "thần cù nghênh pháp" được đặt trên bệ thờ tiền hiền nơi chánh điện. Cả hai đều được chế tác bằng gỗ, giống kiểu dáng của độc huyền cầm (đàn 1 dây). Tuy nhiên, chiếc đàn "kình ngư hóa long" chạm trổ theo tích "cá hóa rồng" có đến 9 dây (cửu huyền cầm) và chiếc đàn "linh cù nghênh pháp" chạm trổ theo tích "cá sấu nghe thuyết pháp" có 3 dây (tam huyền cầm).

Sư Thích Thiện Phước hiện đang trụ trì Năm Căn cổ tự cho biết, vị trụ trì đầu tiên của chùa là sư Thượng Quyền Hạ Tịnh, viên tịch năm Nhân Dần, tức 1902. Còn sư Thích Thiện Phước là trụ trì đời thứ 5 của chùa. Khi về trụ trì, sư Phước không thấy chùa lưu giữ bất kỳ tài liệu nào liên quan đến tiểu sử ngôi chùa lẫn cặp đàn độc nhất vô nhị.

Cả hai chiếc đàn đều chế tác theo nguyên lý tạo âm của độc huyền cầm: Gốc dây bắt vào trục điều chỉnh cao độ âm thanh, đầu dây bắt vào cần điều khiển giai điệu. Với cách chế tác như vậy, chắc chắn khi chơi, loại đàn này sẽ tạo ra âm điệu buồn du dương như độc huyền cầm. Những bậc cao niên địa phương cho biết, loại đàn này không phải để giải trí mà để… chuyển hóa vũ trụ, xoay vần tạo hóa. Họ khẳng định cặp đàn này do Phật sống Cử Đa chế tác.

Ông Cử Đa đã chọn cửa ngõ huyết mạch nối liền Cao Miên (Campuchia) đến Thiên Cẩm Sơn (núi Cấm) và Ngọa Long Sơn (núi Tượng) cất một cái miếu để thờ cặp đàn. Thuở đó, vùng Ngọa Long Sơn là đại bản doanh của Đức Quản cơ Trần Văn Thành - người chỉ huy căn cứ Bảy Thưa - Láng Linh kháng Pháp. Sau khi khởi nghĩa Bảy Thưa - Láng Linh thất bại, thực dân Pháp đốt ngôi miếu ấy rất nhiều lần. Cứ mỗi lần bị đốt, ngôi miếu lại được người dân cất mới.

Điều kỳ lạ là cặp đàn bằng gỗ nhưng không bao giờ bị cháy trong những cơn hỏa hoạn. Lần bị thực dân Pháp đốt cuối cùng, nền miếu bị bỏ hoang khá lâu. Một tín đồ Phật giáo hệ Thiền Lâm lánh trần tìm đến đây cất trên nền miếu một ngôi chùa lá. Vị tu sĩ thấy cặp đàn vẫn còn nguyên vẹn đã đặt lên bệ thờ. Những điều này, đáng tiếc là chỉ được truyền miệng chứ không có bất cứ tài liệu lịch sử nào ghi nhận.

**Lần theo dữ liệu lịch sử**

Năm 1840, ông Trần Văn Thành, quê quán ở ấp Bình Phú (Cồn Nhỏ), làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) gia nhập quân đội nhà Nguyễn giữa lúc Nặc Ông Đôn, em vua Cao Miên dựa vào quân Xiêm La quấy rối biên giới Việt Nam. Trần Văn Thành được triều đình cử làm Suất đội đánh đuổi quân xâm lược Miên - Xiêm.

Năm 1845, sau khi lập được nhiều chiến công, Trần Văn Thành được ban khen "Quản cơ tinh binh" và thăng chức Chánh quản cơ, chỉ huy 500 quân, trú đóng ở Châu Đốc để giữ gìn biên giới phía Tây Nam. Năm 1846, Nặc Ông Đôn quy phục triều đình nhà Nguyễn nên cuối năm Đinh Mùi (1847), Trần Văn Thành xin giải ngũ về quê khẩn hoang làm ruộng và xin theo Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên học đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.

Khi thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, An Giang thất thủ, Trần Văn Thành quy tụ những tín đồ hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương lập nên đội quân khởi nghĩa. Trần Văn Thành tổ chức dân binh đắp ụ chiến đấu ở quê nhà (Cồn Nhỏ) để ngăn quân Pháp. Tháng 6/1868, Nguyễn Trung Trực đánh chiếm đồn Kiên Giang bị quân Pháp tổ chức phản công. Hay tin, Trần Văn Thành kéo quân đắp cản ở Ba Bần, Trà Kên (nay đều thuộc huyện Thoại Sơn) để ngăn cản tàu chiến Pháp đi tái chiếm tỉnh lị Rạch Giá, đồng thời cắt cử quân sang Kiên Giang tiếp cứu.

Vũ khí thô sơ không thể chống lại tàu chiến của Pháp, Nguyễn Trung Trực đành lui quân ra Hòn Chông, Kiên Lương, Kiên Giang cố thủ để bảo toàn lực lượng. Trần Văn Thành dẫn lực lượng kháng chiến của mình vào Láng Linh, Bãi Thưa (ngày nay thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) dựng trại, tuyển quân, rèn đúc vũ khí chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Ông lấy tên cho lực lượng kháng chiến của mình là Binh Gia Nghị. Trong thời gian này ông đã tổ chức ám sát tên Chủ tỉnh Vĩnh Long là Salicetti tại Vũng Liêm.

Cuối năm 1868, hầu hết các phong trào kháng Pháp tại Nam Kỳ đều bị Pháp đàn áp tan rã gần hết. Lực lượng nghĩa binh của Trần Văn Thành lâm vào thế cô và ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã.

Trong khi quân Pháp được trang bị vũ khí hiện đại, sát thương tầm xa thì vũ khí của quân kháng chiến chủ yếu là gươm, giáo, mác sát thương tầm gần. E ngại nghĩa quân nhụt chí chiến đấu, Trần Văn Thành phải sử dụng niềm tin huyền thuật để hun đúc tinh thần. Lúc này Đoàn Minh Huyên đã viên tịch. Trần Văn Thành đã cùng nhà sư Ngô Tự Lợi (tức đức Bổn sư Ngô Lợi) - một chí sĩ yêu nước khoác áo cà sa - lập nên một tôn giáo mới có tên gọi là Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa lấy nền tảng giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương để thuyết pháp thu phục tín đồ nhằm quy tụ quần chúng nhân dân tham gia kháng Pháp.

Ngô Lợi kêu gọi người dân tập trung về vùng thánh địa Láng Linh để "Khi trời đất xoay chuyển, những người sống trong vùng đất thánh sẽ tồn tại. Ai ở ngoài sẽ chịu nạn tai" hoặc "Đời Minh Hoàng được thành lập, ai không theo thì bị thú dữ, cọp beo trong rừng ăn thịt". Đó là thời điểm Trần Văn Thành kể câu chuyện đức Phật thầy Tây An sai ngài đi cắm 5 cây thẻ bài trấn yểm theo địa thế "ngũ long trấn phục" ở 5 điểm. Điểm trung tâm đặt trên núi Cấm (hang Ông Thẻ). 4 điểm kia là cột mốc địa giới kháng chiến cách điểm trung tâm hàng chục cây số, bao quanh một khu vực rộng lớn thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên.

Cùng thời điểm này, Trần Văn Thành còn chiêu mộ được một võ quan triều Nguyễn, tên thường gọi là Cử Đa. Có truyền thuyết cho rằng, Cử Đa là người của Vua Hàm Nghi phái vào Đàng Trong giúp nghĩa quân. Cử Đa nhận nhiệm vụ huấn luyện võ nghệ cho nghĩa quân. Và võ phái Thất sơn Thần Quyền ra đời từ đây.

Tháng 3/1873, thực dân Pháp tổ chức một trận càn quy mô tấn công căn cứ Bãi Thưa. Sau 5 ngày đêm chiến đấu kiên cường, căn cứ bị vỡ, Trần Văn Thành hy sinh.

Bổn sư Ngô Lợi tiếp tục tái thiết vùng núi Tượng xây căn cứ tôn giáo kháng chiến. Tháng 5/1878, Bổn sư Ngô Lợi tổ chức cho 2 đệ tử thực hiện một cuộc khởi nghĩa ở Cai Lậy, Mỹ Tho nhưng nhanh chóng bị Pháp dẹp tan. Ngô Lợi cùng nhiều nghĩa quân trốn thoát về căn cứ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tiếp tục ẩn dưới danh nghĩa tôn giáo nuôi mộng kháng chiến lâu dài. Suốt 12 tháng lập đạo kháng chiến, tôn giáo này chịu tổng cộng 7 trận càn đại quy mô của phân Pháp. Trận càn thứ 6, Pháp bắt được đức Bổn sư Ngô Lợi.

Chiếc đàn tam huyền và bức tượng Phật Cử Đa được “cải biên” thành Đức Đạt Ma.

27 tháng 12, 2012

Thám hiểm thánh địa pháp sư Đông Nam Á

0 nhận xét
  Từ xưa, cái tên Tà Lơn trở thành một "thương hiệu uy thế" đối với những người tín ngưỡng huyền thuật ở khu vực Đông Nam Á. Họ tin rằng, những pháp sư có quá trình tu luyện tại núi Tà Lơn mới tài giỏi thật sự. Vì vậy, sau một thời gian dài học pháp thuật nhuần nhuyễn tại quê nhà, những đồ đệ huyền thuật ở các nước này đều khăn gói đổ về núi Tà Lơn, chui vào hang sâu giữa rừng thẳm để… tốt nghiệp cấp đại sư.
  Không ít người đã bỏ mạng trong quá trình tu luyện tại đây rồi được giới huyền thuật phong "thánh". PV đã "phượt" đến tận đỉnh núi này để tìm hiểu sự thật.
  • Điềm chỉ của một pháp sư Việt

Trước khi sang đất bạn thám hiểm thánh địa Tà Lơn, tôi ghé thăm một ông bạn già tên Chín, cư ngụ ở Tri Tôn, An Giang. Trong giới huyền thuật ở miền Tây Nam Bộ, ông Chín được nhiều nhiều người biết tiếng vì ông đã từng sang Tà lơn luyện phép. Ông Chín cũng rất nổi tiếng ở địa phương vì hàng chục lần bị kiểm điểm tội truyền bá mê tín dị đoan. Với ông, phép thuật không thuộc loại "mê tín dị đoan" mà là một "nét văn hóa tâm linh của người xưa truyền lại". Do mải mê luyện bùa, ngải, phép thuật từ nhỏ nên ông không được đến trường học văn hóa. Tất nhiên, ông mù chữ loại nặng.

Dù mù tất cả các loại chữ viết chính thống trên thế giới nhưng ông lại rất rành các loại chữ bùa, từ chữ bùa Pàli đến chữ bùa Phạn, bùa Lèo, bùa Năm Ông, bùa Lục Sơn (chữ Kh'mer cổ)… Ông đã từng hội ngộ với rất nhiều đại pháp sư khu vực Đông Nam Á tại đỉnh núi Tà Lơn. Những lần hội ngộ như vậy, ông và các đại pháp sư khác quốc tịch, dị biệt ngôn ngữ phải nói chuyện với nhau bằng "tiếng bùa" và "bắt ấn quyết" (tức ra dấu).

Trình độ văn hóa của ông Chín là con số không nhưng trình độ về bùa, chú, ngải thì thuộc đẳng cấp "đại sư". Ông Chín khẳng định, ai cũng biết đường lên đỉnh Tà Lơn nhưng đường đến nơi tu luyện của các pháp sư thì chỉ có giới pháp sư thuộc đẳng cấp trung sư mới có quyền biết. Đó là những địa điểm bí ẩn chưa có trên bản đồ. Ông từ chối tháp tùng, mặc dù tôi đề nghị một cái giá bồi dưỡng khá cao. Không chịu đựng nổi sự nài nỉ quyết tâm của tôi, ông đành vẽ một bản sơ đồ kèm lời khuyên: "Chú cứ chạy xe gắn máy qua bển. Đường xe hơi rộng mênh mông nhưng giá thuê rất mắc. Với xe gắn máy, chú có thể luồn lách nhiều chỗ và chủ động thời gian đi".

Tôi quyết định mang xe gắn máy sang đất bạn đề chinh phục đỉnh Tà Lơn.
Một đạo sĩ người Việt tu luyện nơi hang này và viên tịch,
được người địa phương phong thánh, tạc tượng.
Ông Chín diễn giải, theo tiếng Kh'mer thì "Tà Lơn" có nghĩa là "Ông thần lớn", tức là vua của các vị thần linh. Đối chiếu với văn hóa tâm linh Việt và tiếng Việt thì "tà" không có nghĩa tương xứng. Một số người cho rằng dịch nghĩa "tà" sang tiếng Việt là "thần hoàng bổn cảnh". Tuy nhiên đối chiếu theo văn hóa tín ngưỡng thì điều này sai biệt rất xa. Với người Kh'mer, ông "Tà" là một pháp sư tài giỏi nhất khu vực. Ông Tà dùng huyền thuật trừng trị bất kỳ ai dám chống lại ông, kể cả dân làng. Nếu ai tuân phục ông Tà sẽ được huyền thuật của ông ta bảo vệ. Ông Tà rất nóng tính và hung dữ.

Còn "thần hoàng bổn cảnh" của người Kh'mer luôn luôn là phụ nữ. Theo truyền thuyết Kh'mer, dãy núi Lục Sơn Tà Lơn do một vị thánh nữ được gọi là Veang Kh'mau "cai quản". Người dân Kh'mer sinh sống dưới chân núi Tà Lơn cho rằng, chủ của đất đai vùng này là hoàng tộc Monivong (quốc vương Campuchia) nhưng khai khẩn vùng này là do một người phụ nữ Việt tên Nàng Mau. Ngày xưa, người dân vùng này chỉ biết hái lượm. Nhờ Nàng Mau dạy trồng lúa nước nên người dân không còn đói kém nữa. Và họ đã tôn người phụ nữ này làm vị thánh đại diện cho lòng nhân ái. Người ta đã xây một bức tượng Veang Kh'mau cao khoảng 20 mét đặt trên đỉnh Bokor.
  • Tiểu sử “thành phố ma”
Dãy núi Tà Lơn gồm 6 ngọn và ngọn chính có cái tên là Phnom Bokor, có nghĩa "Núi voi". Từ năm 2005, Chính phủ Campuchia đã quy hoạch Pokor - một trong 6 ngọn vùng núi hoang sơ này thành khu du lịch: Đền thờ Monivong - Công viên quốc gia Bokor. Đến đầu năm 2011, khu du lịch này mới hoàn tất cơ bản và đưa vào khai thác du lịch tâm linh. Vì thế, muốn vào núi phải mua vé. Giá vé vào "cổng trời" chỉ 2.000 real, tương đương 6.000 VNĐ.

Đường từ chân lên đỉnh núi dài 33 km được tráng nhựa rất phẳng, đẹp và hiện đại. Đó là con đường độc đạo lên núi. Những cung đường ưỡn ẹo trên những con đèo sâu hun hút và nhiệt độ khoảng 20oC khiến tôi có cảm giác như mình đang chạy xe trên đoạn đèo Đà Lạt.

Năm 1890, thực dân Pháp truy lùng một số người Việt Nam ẩn cư giữa rừng sâu trên đỉnh núi. Khi đó, họ phát hiện khí hậu vùng hoang sơ này rất lý tưởng cho việc nghỉ mát. Đến năm 1921, sau 9 tháng xây dựng, Pháp biến vùng rừng hoang thành một thị trấn trên núi mang tên tiếng Anh là Bokor Hill gồm: Nhà thờ Thiên Chúa giáo, bưu điện, bệnh viện, khách sạn. Các pháp sư bị nhà cầm quyền cầm tù. Những cái am, những hang động tu luyện của các pháp sư đều bị bỏ hoang phế. Một số pháp sư chạy sâu vào rừng tìm những hang động vắng tiếp tục tu luyện.

Ẩn dưới bãi đá là hàng ngàn hang động.

Đến năm 1940, thất trận trước quân đội Nhật hoàng, thực dân Pháp co cụm về Phnôm Pênh, bỏ hoang thị trấn Bokor Hill. Sau năm 1945, khi Campuchia độc lập, nhà vua Shihanuk (cha) đã cho xây một cung điện nghỉ dưỡng ở đây và tái sử dụng các công trình của Pháp. Nhưng đến thời Kh'mer Đỏ diệt chủng, toàn bộ thị trấn nhỏ này bị phá hoang tàn. Khi Campuchia được giải phóng khỏi nạn diệt chủng của Pôn Pốt, người ta đã bỏ quên vùng núi hoang vắng này một thời gian dài. Suốt thời gian đó, chỉ có các pháp sư và tín đồ của họ thỉnh thoảng đi lên núi theo những con đường mòn hiểm trở để cúng bái và truyền phép thuật.
Bất ngờ năm 2001, đạo diễn Hollywood Matt Dillon nghe câu chuyện về Bokor bởi một đạo sĩ người Myanmar đã từng tu luyện nơi đây. Năm 2002, Matt Dillon cùng đoàn phim của ông đến tận Bokor thực hiện bộ phim City of Ghost.

Bộ phim nổi tiếng đến nỗi, từ năm 2003, dân Tây du lịch đến Campuchia đều đòi đến thăm "thành phố ma". Rừng thẳm, non cao của Bokor bị đánh thức.

Hiện giờ, trên đỉnh Bokor, cung điện Hoàng gia đã được xây dựng lại thành Bokor casino và một cụm phức hợp khách sạn casino Thansur Bokor Highland phục vụ du khách ngoại quốc hoạt động ngày đêm.

Các điểm am, miếu tu luyện của pháp sư thời xa xưa trở thành một quần thể du lịch tâm linh không thể thiếu của Bokor.

Tuy nhiên, theo thông lệ hàng năm, các pháp sư Đông Nam Á vẫn tìm về Bokor đi sâu hơn vào rừng, tìm những hang động hoang sơ để thu nạp tinh - khí - thần của vùng thánh địa.

  • Huyền thoại những hang động vô danh
Bỏ qua quần thể casino hiện đại tấp nập người xe, tôi tiếp tục tiến cao hơn về đỉnh núi, tại một ngã rẽ, có tấm biển hướng dẫn đến ngôi chùa Wat Sampov Pram mà giới pháp sư Việt gọi là chùa Năm Thuyền hoặc Nam Thiên. Đó chính là nơi "đắc đạo" của nhiều giáo chủ tôn giáo xuất xứ từ miền Nam Việt Nam và cũng là nơi luyện phép thần thông của các pháp sư vùng Đông Nam Á.

Trong các thư tịch, di ngôn, di tự của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên - Giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; Bổn Sư Núi Tượng Ngô Tư Lợi - Giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa; Phật Trùm, Phật sống Cử Đa, Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Phật sống Trúc Lâm Nương, Trịnh Công Hương v.v… cho thấy các vị này đều đạt chánh quả, đắc đạo ở ngôi chùa Năm Thuyền này.

Những pháp sư nổi tiếng trước năm 1960 ở miền Nam như Thợ Đức Lỗ Ban; Ông Ba "bùa gồng"; tướng cướp Đơn Hùng Tín; Đông Cung Phan Xích Long và rất nhiều vị đại pháp sư khác cũng đã từng sang khu vực Năm Thuyền luyện phép.

Một bát hương dành cho người "đắc đạo".

Theo các tài liệu của các pháp sư Việt thì đó là một ngôi am nhỏ do Vua Monivong xây cất vào năm 1924 cho Hoàng tử Pre Thoong đến tu luyện. Pre Thoong được một đại pháp sư người Việt có tên thường gọi là Ba Gang hướng dẫn vào đây luyện phép tiên. Do nơi đây có 5 tảng đá hình chiếc thuyền nên được gọi là Năm Thuyền. Ông Ba GangCử Đa là hai phó tướng của Quản cơ Trần Văn Thành - người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa trong giai đoạn chống thực dân Pháp (1867 -1868). Sau khi kháng địa bị thất thủ, Quản cơ Trần Văn Thành tử trận, Cử ĐaBa Gang về núi Tà Lơn tu luyện phép thuật chờ thời cơ. Lần lượt họ viên tịch tại nơi này và được dân địa phương đúc tượng phong thánh.
Ngày nay, Năm Thuyền không còn là ngôi chùa hoang vắng, u tịch. Nhà đầu tư đã xóa hầu hết dấu tích người Việt và "cải biên" thành một khu du lịch tấp nập người. Họ đã biến tượng Cử Đa và tượng Ba Gang thành "Phật Kh'mer". Ông "lục cả" trụ trì ngôi chùa là người Việt Nam cũng không còn.

Lần theo sơ đồ ông Chín "thầy pháp", tôi rời chùa Năm Thuyền, tiếp tục đi sâu xuống vực núi để đến một nơi đặc biệt. Đó là nơi có nhiều hang động huyền bí dành cho những pháp sư "thi tốt nghiệp cấp đại sư".

Vượt qua con suối, trước mặt tôi hiện ra một bãi đá rộng đến hút tầm mắt. Bãi đá mang nhiều hình thù quái dị chen lẫn với những loài cây cỏ dại. Hàng ngàn khối đá đa hình thù xếp chồng lên nhau tạo thành những cái am thiên nhiên lý tưởng và yên tịnh.

Dù đang giữa trưa, mặt trời đứng bóng nhưng ánh nắng rất dịu mát. Thỉnh thoảng, một làn mây xám bao phủ khiến cảnh vật trời đất trở nên âm u huyền bí. Tôi có cảm giác như mình đang lạc vào cảnh thượng giới. Tôi đi sâu vào bãi đá khoảng 1.000 mét. Ẩn dưới những khối đá, hàng hàng lớp lớp hang động sâu hút. Rất nhiều hang có dấu tích con người. Trước cửa một số hang ai đó đã đặt một bát nhang. Ông Chín "thầy pháp" đã từng kể cho tôi nghe chuyện một số pháp sư đến đây luyện phép và chết luôn trong hang. Với trường hợp như vậy, các pháp sư cho rằng, người chết đã đạt chánh quả và được phong thánh. Tuy nhiên, do không để lại tên tuổi nên các pháp sư đến sau gọi chung những "vị thánh" này theo tiếng Kh'mer là "tà phnum", có nghĩa là thần núi.

Lấy can đảm, tôi thử chui xuống một hang có bát nhang. Cửa hang hẹp vừa vặn thân người nên bên dưới hang tối đen như mực. Chân tôi chạm một phiến đá phẳng khoảng 1m2. Qua ánh đèn pin, tôi thấy trên phiến đá vẫn còn sót lại vài mẩu ngải khô, vài mẫu vải mục đã biến màu. Bên cạnh phiến đá còn có một khe đá sâu hun hút. Không mang theo dụng cụ leo núi, tôi đành bỏ cuộc rời khỏi hang.

Tình cờ khi trở về chùa Năm Thuyền, tôi gặp được một người đàn ông.

Ông tên Vang, 46 tuổi, cư ngụ tại phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, thuộc phái Trà Kha. Ông Vang vừa hoàn tất ngày luyện phép thứ 49 dưới một hang nơi bãi đá. Ông vui vẻ cho biết, nếu tôi đến đây sớm trước một tháng sẽ gặp ít nhất 20 pháp sư như ông ta. Giờ họ đã rời núi, chỉ còn mỗi mình ông ở lại cúng bái tạ ơn các "lục tà" ở chùa Năm Thuyền.

(Nguồn: tinmoi.vn)