TỔ ĐÌNH TAM BỬU TỰ Ba Chúc - An giang
♠♠๑۩۞۩๑ -KỲ HƯƠNG TỰ- ๑۩۞۩๑♠♠
Trang này được thực hiện bởi các đồng đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA - TIỀN GIANG

16 tháng 9, 2010

Thông tin về thầy Thích Tâm Mẫn.

0 nhận xét

     Thầy Thích Tâm Mẫn, sinh ngày 6/10/1977 tại Quảng Nam tục danh là Lê Minh. Xuất gia tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn từ năm 2004 (tức 27 tuổi), bổn sư truyền giới thượng tọa Thích Chân Tính trụ trì Chùa . Theo như tâm sự của thầy Thích Tâm Mẫn trong đĩa “Tâm tình người tu” do ngài thuyết giảng trong khoá tu Phật thất khoá 53 tại chùa Hoằng Pháp thì: “Thầy có ước mơ làm một sĩ quan quân đội, một giáo viên. Nhưng không thành công khi thi hai lần đại học vào hai ngành này”. Sau đó Thầy vào chùa Hoằng Pháp tập sự xuất gia năm 24 tuổi, chính thức xuống tóc năm 27 tuổi. Năm 32 tuổi, khi là một Đại Đức thầy phát đại nguyện “Nhất bộ nhất bái”, nguyện cầu cho thế giới hoà bình, quốc thái dân an, chóng thành Phật đạo. Thầy được nhà nước cấp giấy cho phép thực hiện đại nguyện của mình trong 6 năm. Nhẩm tính, chặng đường từ TP.HCM đến Yên Tử (Quảng Ninh) dài khoảng 1.800km. Nếu đến đích, thầy sẽ lạy được khoảng 3 triệu lạy và niệm được khoảng 6 triệu câu hồng danh A Di Đà Phật.
     Tới hôm nay (08/09/2010) Thầy đã tới Tịnh Phong- Sơn Tịnh – Quảng Ngãi. Tối hôm qua (07/09/2010) Thầy đã có cuộc trò chuyện ngắn với Phật tử Quảng Ngãi tại chùa Tịnh Nghiêm – thành phố Quảng Ngãi. Trong buổi nói chuyện, chốc chốc Phật tử lại cười oà lên vì sự vui tính, gần gủi của Thầy.
     Cái hình ảnh của Thầy khiến rất nhiều người trông thấy mà xúc động bật khóc. Có những cụ đã già yếu nhưng vẫn đội mưa, chen lấn để được nhìn Thầy lâu lâu; tôi làm trật tự tới nhắc nhở một cụ bà chừng 80 tuổi, đứng sát vào lề đường thì cụ khóc và nói tôi để bà xem Thầy xíu nữa. Tôi cũng thấy xúc động và cảm thấy vui vì Thầy đã độ được rất nhiều người trong cuộc hành trình của mình. Trong đó, có những quí Phật tử quét đường. Thầy không cho phép các chú ấy quét đường đâu. Nhưng vì tấm lòng mến mộ hạnh nguyện của Thầy, các cô các chú ấy không ngại vượt qua những khó khăn, ngoại chướng, chịu khó từ cái ăn, giấc ngủ, mưa nắng mà âm thầm trợ duyên cho Thầy. Tôi là một thanh niên 23 tuổi chỉ đi với các cô các chú vài ngày nhưng đã thấy không đủ sức. Sáng 2 giờ đã đi quét, ăn thì toàn mì, đi bộ đẩy từng nhác chổi trên đường nhựa. Ăn uống rất tiếc kiệm vì tiền con cháu gửi còn dùng  để mua chổi, mua đèn bin… Gia đình cô chú cũng không khá giả gì. Tôi rất khâm phục và kính trọng cái anh tên Dũng béo béo người Khánh Hoà; quét đường rất tỉ mỉ, tính tình điềm đạm, rất chịu khó. Đi với anh một đoạn đường nhỏ ở Quảng Ngãi thôi mà tôi thấy mình quá nhỏ bé, kém cỏi còn anh thì mạnh mẽ, bản lĩnh quá. Chúng tôi những người Phật tử Quảng Ngãi thật sự lúc nào cũng thấy bùi ngùi khi nghĩ về hình ảnh Thầy Tâm Mẫn cùng các cô chú quét đường trợ duyên cùng Thầy. Điều tôi hơi tiếc là những lời đồn đại không có cơ sở và rất vô lý về Thầy mà một vài người cứ truyền cho nhau. Nào là Thầy là một bác sĩ, mẹ Thầy là người rất giàu có, nào là Thầy sẽ tự thiêu…Tôi không trách những người như vậy chỉ hơi buồn vì họ chưa có duyên sâu với Phật Pháp để có nhận định đúng đắn, vô tình đã tạo khẩu nghiệp. Cuối cùng xin nguyện cho mọi người có chánh kiến để không lỡ cơ hội chiêm ngưỡng, học hỏi một vị Thầy thực hiện sứ mệnh của Như Lai mang tới phước lành cho hết thảy chúng sanh. Nguyện cho tất cả chúng sanh cùng Niệm Phật, lễ Phật như Thầy để đạt được tất cả những sở nguyện của mình. Nam Mô A Di Đà Phật.

Nhà Lớn ở đảo Long Sơn

0 nhận xét

Một trăm năm đã trôi qua kể từ ngày ông Lê Văn Mưu đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi Nhà Lớn trên đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), đến nay, mọi sinh hoạt của lớp lớp cháu con ông vẫn được duy trì như những ngày ông còn sống. Nhà Lớn, nơi ông Mưu từng sống và làm việc khi xưa, trở thành nơi khởi nguyên của một tín ngưỡng dân gian chất phác, được người dân quanh vùng tin yêu, gọi bằng cái tên giản dị: Đạo ông Trần.


Cũng như nhiều người, một thời gian rất dài, tôi cứ nghĩ ông tên Trần hay họ Trần chi chi đó. Cho nên khi ông chết đi, cảm cái tài, phục cái tâm lương thiện, cao vời của ông, người ta noi học ông, lấy đạo đức của ông làm cái đạo của mình. Nhưng tôi đã lầm. Cái tên Lê Văn Mưu hoàn toàn không ăn nhập gì với "Đạo ông Trần" mà các thế hệ con cháu ông lập nên, như tấm gương soi mình vào đó. Tôi đem thắc mắc hỏi bác Lê Văn Từ, xã Long Sơn,  hậu duệ của ông Nhà Lớn Lê Văn Mưu, bác chỉ cười chất phác:

- Con cứ nhìn bác coi, tất sẽ có câu trả lời.

Đã không ít lần về thăm Long Sơn. Hình ảnh những người đàn ông, già cũng như trẻ, trong bộ bà ba đen, đầu búi tó, đi chân đất không còn xa lạ. Nhưng thú thực, khởi thủy của ba từ "Đạo ông Trần" với tôi vẫn là ẩn số. Thấy tôi "bí", bác Từ đành giải thích:

- Ông ngày xưa làm lụng vất vả, lúc trên đồng, khi ngoài biển, quanh năm đi đất, cởi trần cho nên bà con trong vùng thương, lấy cái tên ông Trần để gọi.

Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, quê gốc Hà Tiên, Kiên Giang, là một tín đồ của đạo "Tứ ân hiếu nghĩa". Từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở quê nhà, không thành công, bị quân giặc truy lùng, ông phải cùng những người thân trong gia đình, đi trên năm chiếc ghe lớn, vượt biển từ Hà Tiên tới chợ bến Long Điền, rồi chọn núi Nứa làm chốn dừng chân, lập ấp Bà Trao, nay là xã đảo Long Sơn, làm nơi lánh nạn. Ông tổ chức khai phá đất hoang, cấy trồng và đánh bắt hải sản. Năm 1904, một trận bão lớn đã gây thiệt hại nặng ở miền Tây Nam Bộ. Nghe tin dân đói khổ, ông mở kho gạo cứu dân. Tiếng lành đồn xa, người dân bốn phương quy tụ đến với ông cùng góp sức mở mang đồng ruộng. Năm 1910, ông cho xây dựng Nhà Lớn. Năm 1927, lại cho xây thêm lầu Cấm và hai ngôi nhà khách, đồng thời cho xây sáu dãy nhà phố làm nhà ở cho bá tánh phương xa, xây chợ cho dân buôn bán, xây trường học cho trẻ nhỏ trong vùng... Nhà Lớn nhanh chóng trở thành "điểm đến" của không ít dân nghèo khắp nơi. Ông đưa họ vào sống ở những dãy nhà dành cho bá tánh, hướng dẫn họ cách khai khẩn đất hoang, trồng trọt, chăn nuôi đến chừng nào đủ ăn thì cất nhà ra ở riêng, trả lại nhà phố cho người khác. Ông giúp họ từ tâm, chẳng màng lợi ích, đúng với tinh thần đạo nghĩa ông vẫn thường răn dạy cháu con.

Nhà Lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, nhưng không theo một quy hoạch tổng thể nào. Các nhà lầu, nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không đăng đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc khác lạ, phá vỡ nghiêm luật xây dựng đương thời. Đây là di tích bằng gỗ đồ sộ vào hàng nhất nhì trong cả nước được làm bằng các loại gỗ lim, sến, trắc..., một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín mà liên thông, được chia thành ba khu riêng biệt: Đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ Ông Trần, với nhiều hiện vật quý còn lưu lại như bộ bàn ghế bát tiên (khắc hình tám vị tiên ông, được cẩn hoa cương và xà cừ), bộ tủ thờ cổ cẩn xà cừ 33 chiếc có nguồn gốc tận Hà Đông, nhiều câu đối, hoành phi, liễn thờ... có giá trị. Tất cả đều thể hiện tính đoàn kết, quần cư của những người tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp. Năm 1991, Nhà Lớn được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Dù đã tròn trăm tuổi nhưng những dãy nhà phố, nhà lầu, cũng như các vật dụng liên quan đến ông Trần ở Nhà Lớn hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Và quan trọng, trong không gian cổ kính của những ngôi nhà ấy, con cháu ông vẫn giữ trọn được nếp sinh hoạt mang nặng tính cộng đồng như ngày ông còn sống. Bà Ba Kiềm (Lê Thị Kiềm), hậu duệ đời thứ tư của ông Trần, hiện đang quản lý và trông nom Nhà Lớn, tâm sự: Khách đến với Nhà Lớn, nếu có nhu cầu, đều được Nhà Lớn lo ăn nghỉ miễn phí. Hằng năm, Ban tình thương của Nhà Lớn đều tổ chức thăm hỏi, động viên những gia đình khó khăn; hỗ trợ gạo, tiền cho những mảnh đời bất hạnh. Tặng quần áo, sách tập cho những trẻ em nghèo. Riêng năm 2009, Nhà Lớn tặng hơn sáu tấn gạo cho các hộ nghèo và hai căn nhà đoàn kết trị giá 30 triệu đồng cho hai hộ trong xã.

Đạo ông Trần ít quan tâm đến giáo lý, kinh kệ mà chú tâm nhiều đến việc thờ cúng, từ thiện và lấy việc "tu nhân" làm nền tảng cho sự hành đạo. Lời ông dặn ngày xưa, cháu con ông vẫn nhất nhất làm theo. Bà Kiềm cho biết, dù chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Tứ ân hiếu nghĩa và một số đạo khác, nhưng đạo ông Trần có điểm khác là: Không lập chùa miếu, không chuông mõ, kinh kệ, không ép buộc ăn chay và cũng không dung túng tệ mê tín dị đoan. Nhiều tập tục riêng của Long Sơn do ông Trần chỉ dạy vẫn được tin theo, như: Viết liễn đón Xuân, đám tang chôn cất trong vòng 24 giờ (không coi ngày giờ, xả tang ngay tại mộ), đám cưới không coi ngày mà chỉ chọn hai ngày trong tháng là mồng 1 và 16 Ấm lịch, giờ hành lễ là giờ Thìn... Đặc biệt nhất là tục "chết đồng quách". Theo triết lý của ông Trần, thì "khi chết mọi người đều bình đẳng như nhau" , "sống thì đồng tịch đồng sàng, chết thì đồng quan đồng quách", cho nên áo quan được dùng chung cho tất cả mọi người. Gia đình có tang chỉ việc đến thỉnh áo quan về tẩm liệm. Khi đi đến mộ phần thì người chết được quấn vào chiếu cói chôn xuống đất, còn áo quan thì đưa về lại Nhà Lớn.


Mọi người đều tham gia phục vụ các hoạt động trong nhà Lớn bằng tinh thần tự nguyện

Xưa nay, việc trông coi và giữ gìn Nhà Lớn Long Sơn đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần tự nguyện. Việc cúng lễ, quét dọn, tu bổ hằng ngày đều do các vị hương chức, phiên hầu và phiên ngũ (năm người) đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần, với 350 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần. Bác Thiều Văn Đông, xã Long Sơn, cho biết, chúng tôi làm hoàn toàn bằng tâm nguyện của ông ngày còn sống truyền lại, tất cả vì cộng đồng, vì những người khó khăn hoạn nạn, cho nên không màng lợi ích. Tham gia phiên hầu, phiên ngũ trong Nhà Lớn là một vinh dự rất lớn của mọi người. Ngoài tiền cúng công đức của bá tánh thập phương, tiền đóng góp từ tâm của bà con trong xã, mùa thu hoạch lúa đông xuân hằng năm, người dân một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại gửi lúa về cung tiến cho Nhà Lớn.

- Mỗi năm 1.200 giạ lúa. Họ là những người cảm cái ơn trời biển của ông, phục tấm lòng độ lượng, bao la của ông cho nên làm rất tự nguyện. Nhà Lớn thường dành 400 giạ hỗ trợ dân nghèo, còn lại để phục vụ bá tánh thập phương khi đến thăm Nhà Lớn. Bà Ba Kiềm cho biết.

Hằng năm, vào ngày vía ông Trần (20 tháng 2 Ấm lịch) và ngày Trùng Cửu (9 tháng 9 Ấm lịch), Nhà Lớn Long Sơn tổ chức lễ hội rất lớn, thu hút hàng chục nghìn người đến tham quan, viếng đức ông Trần. Vào ngày 21 tháng Chạp, nếu có dịp ghé qua bạn sẽ được chứng kiến cảnh viết liễn Tết ở Nhà Lớn. Hình ảnh những ông già mặc áo the đen, đầu đội khăn vấn, ngồi trên chiếc chiếu, tay miệt mài viết liễn là nét đẹp được lưu truyền từ nhiều đời nay tại xã đảo này.

Tất cả vì cộng đồng, với tinh thần đồng cam cộng khổ, "thương người như thể thương thân", Nhà Lớn Long Sơn là điển hình cho nếp sinh hoạt quần cư khó tìm thấy ở ngoài đời, một nét văn hóa cổ rất cần giữ gìn và trân trọng.

KHÁM PHÁ NON CAO

0 nhận xét
Con đường chạy lên tận đỉnh núi Sam được làm khá rộng, có thể lên bằng xe máy. Bên triền núi rải rác những am, cốc lẩn khuất trong hốc đá lưa thưa mấy cụm hoàng mai, phượng vĩ. Từ chân núi đến đỉnh núi dọc hai bên đường là những hàng quán bán bún riêu khá rẻ và ngon.
Qua Bạch Vân tịnh xá mát mẻ, từ đỉnh núi có thể phóng tầm mắt ra khắp thị xã Châu Đốc, Thất Sơn, tỉnh Tà Keo của Campuchia, đồng lúa thẳng cánh cò bay hai bên bờ kênh Vĩnh Tế... Người dân cho hay, vào mùa nước nổi hằng năm, nhiều khi cả vùng đồng lúa bao la bị nhấn chìm trong nước bạc, núi Sam như một hòn đảo lơ lửng giữa mênh mông.  
d
Tượng Bà Chúa Xứ.
Trên đỉnh núi còn thấy dấu tích bệ đá tượng Bà Chúa Xứ ngự trước khi được đem về miếu, dấu tích của tháp Pháo Đài canh giữ Châu Đốc ngày trước... Đây cũng là nơi mà ông nghè yêu nước Trương Gia Mô  gieo mình xuống vực sâu tự vẫn trong một đêm cuối năm 1929 vì bế tắc trong con đường cứu dân cứu nước.

Miền đất của những đạo sĩ

Lâu nay, danh tiếng "đạo sĩ Thất Sơn" vang xa, lan rộng. Trong tâm trí mọi người đó là những "ông đạo" xa lánh cõi trần, võ nghệ cao cường, thậm chí luyện được thần thông, có thể hàng phục thú dữ, trừ dịch bệnh... 
f
Ông đạo Trần Ngãi.
Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Giám đốc Đài PT-TH Châu Đốc cho hay, những người tu hành trong hàng trăm am, miếu ở núi Sam và Bảy Núi đều theo Phật giáo pha trộn tín ngưỡng dân gian. Những đạo giáo thuần túy Nam Bộ nơi đây từ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo đến những đạo đặc biệt khác như đạo Dừa, đạo Trần, đạo Ớt, đạo Nằm, đạo Tịnh... đều ra đời và phát triển trên cơ sở nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
x
Những đạo sĩ Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Và dấu tích Phật thầy Tây An

Ngôi chùa Tây An cổ tự dưới chân núi Sam chính là nơi hành đạo đến những ngày cuối đời của Phật thầy Tây An - người sáng lập ra đạo phái yêu nước Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông tên thật Ðoàn Minh Huyên, đạo hiệu Giác Linh, sinh năm 1807 ở Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc. Sinh ra trong một gia đình nông dân, từ nhỏ ông đã nuôi chí lớn, mê đọc kinh sách.
Năm 1849, mất mùa đói kém, dịch bệnh lan tràn, trộm cướp khắp nơi, Đoàn Minh Huyên đi khắp nơi vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc Nam và bùa chú, cứu chữa nhiều người đã khỏi bệnh. Dân chúng gọi ông là "Phật sống". Ông nhận đệ tử, phát "lòng phái" (như giấy nhập đạo), gọi đạo của ông là Bửu Sơn Kỳ Hương.

Ngoài việc truyền đạo, Đoàn Minh Huyên đưa đệ tử đến vùng đất phía tây Thất Sơn và Láng Linh dựng chùa, lập trại ruộng, khẩn hoang lập ấp. Nhà cầm quyền nghi ngờ Đoàn Minh Huyên hoạt động chính trị, tập hợp loạn đảng nên ông bị Tổng đốc An Giang bắt giam. Sau đó, ông được thả, nhưng bị bắt buộc phải chính thức xuất gia thọ giới theo nghi lễ của Phật giáo và tu tại Tây An cổ tự dưới núi Sam để dễ kiểm soát.

Ngày nay, dưới chân núi Sam, bên chùa Tây An còn lưu giữ mộ phần của Phật thầy. Ngôi mộ san bằng, không đắp nấm như lời dạy của ông trước khi viên tịch vào năm 1856 sau bảy năm giảng đạo.

Ảnh hưởng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương rất mạnh ở Nam Bộ. Khi triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp, hầu hết các tín đồ của đạo đều tham gia vào cuộc kháng chiến, trong đó có những nhân vật anh hùng như Bình Tây Ðại nguyên soái Trương Ðịnh, Nguyễn Trung Trực - người đốt cháy tàu chiến Espérance của thực dân Pháp trên sông Nhật Tảo, Trần Văn Thành - tức đức Cố quản, người lãnh đạo khởi nghĩa tại vùng Láng Linh - Bảy Thưa ở An Giang... Trừ đạo Cao Đài, những giáo phái sau này ở Nam Bộ đều chịu tác động của Bửu Sơn Kỳ Hương.
(Thiên Tường)

Giai thoại về những "đạo sĩ Thất Sơn" ở núi Sam

0 nhận xét
Miền Châu Đốc vẫn còn lưu truyền nhiều giai thoại về những ông đạo nổi tiếng về võ nghệ, đạo hạnh cao thâm.

- Chúng tôi tình cờ gặp được ông đạo Trần Ngãi, một chức sắc của  đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa khi ông đưa đệ tử lên núi Sam tham quan. 
Sự kế tục của Tứ Ân Hiếu Nghĩa

Với bộ bà ba cổ bâu truyền thống, tóc búi, đầy vẻ tiên phong đạo cốt, ông đạo Trần kể rằng, đức Bổn sư của ông là người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, tên thật là Ngô Viện, húy là Lợi, sinh năm 1831 tại Bến Tre. Thầy Ngô Lợi tự học kinh sách và năm 20 tuổi đã viết Bà La Ni kinh, rồi lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa năm 36 tuổi (1876), tự xưng là đức Bổn sư. 

d
Trong chùa cổ Tây An. 
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương nên khi nhận đệ tử, đức Bổn sư cũng phát lòng phái có dấu "Bửu Sơn Kỳ Hương". Thầy Ngô Lợi đưa các tín đồ tới vùng An Lộc, An Giang dựng chùa rồi vào vùng Thất Sơn khai hoang lập trại ruộng. Trong 14 năm đã lập ra 4 thôn An Ðịnh, An Hòa, An Thành và An Lập, thôn nào cũng đều cất chùa giảng kinh.
Ông đạo Trần Ngãi cho biết, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa thờ trần điều, thờ Phật, Sơn thần và trăm quan cựu thần liệt sĩ. Pháp môn tu hành của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là Trì niệm theo Thiền tông; Xử sự theo Nho giáo; Luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo; Ấn quyết, thần chú theo Mật tông. Về giáo lý thì như Bửu Sơn Kỳ Hương, lấy Tứ đại ân làm trọng, không ăn chay trường, cũng hạn chế sát sinh và tín đồ đi chân đất...

Sợ dân chúng khởi nghĩa, từ năm 1881 trở đi, thực dân Pháp nhiều lần đem quân đàn áp, triệt phá bổn đạo, đốt phá chùa chiền, bắt nhiều tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đày ra Côn Đảo và  buộc trở về nguyên quán.

Năm 1888, thầy Ngô Lợi bị bắt nhưng trốn thoát nhờ sự che chở của nhân dân. Năm 1890, thầy Ngô Lợi viên tịch tại núi Tượng trong Thất Sơn. Sau đó, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa dần dần xảy ra sự phân hóa do không có người chủ chốt lãnh đạo, khiến mỗi nơi hành đạo khác nhau.

Những ông đạo giỏi võ nghệ

Tiêu biểu như hai đại đệ tử của Phật thầy Tây An là Tăng Chủ và Đình Tây, có thể bắt cá sấu thành tinh, hàng phục cọp dữ. Hay đạo sĩ Bảy Do luyện võ ở núi Cấm, lập Nam Cực đường, thu phục dân chúng mưu đồ đánh Pháp.
 

d
 
Năm 1917, thực dân Pháp đem quân bao vây Nam Cực Đường, đạo sĩ Bảy Do bị bắt giam tại khám lớn Sài Gòn, rồi bị đày ra Côn Lôn. Ông đã cắn lưỡi tử tiết vào năm 1926, khi mới 45 tuổi. Hiện nay, đạo sĩ được nhắc đến nhiều nhất là thầy Ba Lưới, tức Nguyễn Văn Y, đã gần 90 tuổi sống trên núi Cấm.

Những "đạo sĩ Thất Sơn" lừng lẫy một thời, nay gần như đã đi vào quá khứ. Cũng như cố nhà văn Sơn Nam khi nói về ông đạo Từ Thông: "Người ta nhớ đến ông như nhớ vài trang sách Phong Thần tình cờ lượm được trong ngăn tủ bỏ quên, những trang sách rách nát hơi khó hiểu vì thiếu hồi thứ nhứt và không có hồi sau phân giải".

Với địa thế hiểm yếu, hoang sơ xưa kia, vừa có đồng bằng trồng trọt, vừa có núi rừng trú ẩn sát biên giới nên nhiều sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương chọn vùng núi Sam và Thất Sơn nơi đây làm căn cứ chuẩn bị lực lượng chống thực dân Pháp hoặc chờ cơ hội nổi dậy. Miền đất này gắn liền với tên tuổi các nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng thế kỷ trước như: Thủ Khoa Huân, Trương Gia Mô, Huỳnh Mẫn Đạt, Doãn Uẩn, Phan Xích Long, Phan Bội Châu... cùng các nhân vật tôn giáo đặc biệt như Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, đức Bổn sư Ngô Lợi hay giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ.
Thiên Tường
(nggphong@google.com sưu tầm)