TỔ ĐÌNH TAM BỬU TỰ Ba Chúc - An giang
♠♠๑۩۞۩๑ -KỲ HƯƠNG TỰ- ๑۩۞۩๑♠♠
Trang này được thực hiện bởi các đồng đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA - TIỀN GIANG

20 tháng 5, 2010

Lễ Phật Đản

0 nhận xét
Phật Đản ( 佛 誕là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh (sinh ra) tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại ColomboTích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

16 tháng 5, 2010

Hình sưu Tầm Từ Đại Nam

0 nhận xét

Kinh Thiên địa Bát dương

0 nhận xét

佛說天地八陽神呪經

BÁT DƯƠNG TÁN KỆ

Bát Dương kinh chú lý huyền thâm

Cứu khổ trừ tai hữu sự tầm

Y pháp tu hành chung giải thoát

Công thành quả mãn diệc do tâm.

Hòa Thượng Thích Hải Tràng đề tặng

CHỈ DẪN VỀ NHỮNG LỜI NGUYỆN

Chỉ dẫn đại khái về lời nguyện cho mỗi việc bằng tiếng Việt cho dễ hiểu mới thêm lòng tin tưởng. Đoạn nguyện này chung cho cả bốn việc điển hình sau đây:

Cúi mong Phật Tổ chứng minh, oai thần hộ niệm. Chúng con (họ, tên, và pháp danh) tuân theo giáo pháp của Phật, thành tâm trai giới, sửa lễ cúng dường, nguyện tụng Đại Thừa Pháp Bảo Thiên Địa Bát Dương Chân Kinh ba biến để cầu:

(Về việc xây cất nhà cửa)

Cho ngôi nhà đương sắp xây cất sẽ được hoàn thành tốt đẹp, lâu năm bền vững và sau khi đã dọn về ở, gia đạo sẽ được yên vui, làm ăn thạnh vượng, con cháu mạnh giỏi, đầy đủ phúc đức.

(Về việc hôn nhân)

Cho việc hôn nhân của đôi trẻ (tên họ người chồng và người vợ) nhờ ơn chư phật và chư bồ tát gia hộ, sau khi thành hôn sẽ được chồng hòa vợ thuận, trăm năm hạnh phúc, con cháu hiếu thảo, thông minh sáng suốt, hưởng cảnh gia đình đầm ấm vui tươi.

(Về việc cầu an cho bệnh nhân)

Cho bệnh nhân (tên họ người bệnh) sẽ được nhờ ơn chư phật và chư bồ tát gia hộ, khu tà trục quỉ, khiến cho bệnh căn thuyên giảm, thuốc thang điều trị mau được bình phục.

(Về việc tẩn liệm an táng)

Cho hương linh (họ tên người chết) vừa mới từ trần ngày... tháng... năm..., mong nhờ oai thần phật lực che chở, sẽ được yên vui trong cõi hư vô, không bị hung thần ác quỉ nhiểu phạm, còn thân quyến ở trên trần thế này cũng sẽ được bình an khương thới, không chi tổn hại. Còn các việc khác, tùy theo sự quan trọng của từng việc mà phát nguyện, đại khái như đã chỉ ở trên.

NGHI THỨC TỤNG KINH...

Trước thời tụng kinh, cần phải rửa mặt, súc miệng sạch sẽ, mặc áo tràng đàng hoàng, tới trước bàn Phật, đốt ba cây hương, xong đứng ngay ngắn trước bàn Phật, tay mặt cầm hương, tay trái cầm dùi chuông, thỉnh ba tiếng chuông, kế hai tay giao lại cầm hương đưa lên ngang trán, đầu hơi cúi, để hết tâm thành tưởng Phật, miệng đọc:

HIẾN HƯƠNG KỆ

Giới hương, định hương, dữ huệ hương,

Giải thoát, giải thoát tri kiến hương,

Quang minh vân đài biến pháp giới,

Cúng dường thập phương Tam bảo tiền.

Nam mô Hương cúng dường Bồ tát ma ha tát. (niệm 3 lần)

TÁN PHẬT VÀ LỄ PHẬT

Pháp vương vô thượng tôn,

Tam giới vô luân thất,

Thiên nhân chi đạo sư,

Tứ sanh chi từ phụ,

Ư nhứt niệm qui y,

Năng diệt tam kỳ nghiệp,

Xưng dương nhược tán thán,

Ức kiếp mạc năng tận,

Năng lễ sở lễ tánh không tịch,

Cảm ứng đạo giao nan tư nghị,

Ngã thử đạo tràng như đế châu,

Thập phương chư phật ảnh hiện trung,

Ngã thân ảnh hiện chư phật tiền,

Đầu diện tiếp túc qui mạng lễ:

Nhứt tâm đảnh lễ: tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương chư phật, tôn pháp, hiền thánh tăng thường trú tam bảo. (Đánh một tiếng chuông và lạy một lạy).

Nhứt tâm đảnh lễ: Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền

Bồ tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát. (Đánh một tiếng chuông và lạy một lạy).

Nhứt tâm đảnh lễ: Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Lực Đại Thế Chí Bồ tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (Đánh một tiếng chuông và lạy một lạy).

(Đảnh lễ xong, quì xuống phát nguyện tùy theo từng việc cho minh bạch)

TÁN LƯ HƯƠNG

Lư hương sạ nhiệt,

Pháp giới mông huân,

Chư Phật hải hội tất giai văn,

Tùy xứ kiết tường vân,

Thành ý phương ân,

Chư Phật hiện toàn thân.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát (niệm 3 lần).

CHÚ ĐẠI BI

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà ra ni

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

Nam mô a rị da , bà lô kiết đế thước bác ra da , Bồ đề tát đoả bà da , ma ha tát đoả bà da , ma ha ca lô ni ca da , án tát bàn ra phạt duệ số đát na đát toả.

Nam mô tất kiết lật đoả y mông a rị da , bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị , ma ha bàn đa sa mế , tát bà a tha đâu thâu bằng a thệ dựng , tát bà tát đa , na ma bà dà , ma phạt đạt đậu , đát điệt tha. Án , a bà lô hê , lô ca đế , ca ra đế , di hê rị , ma ha bồ đề tát đoả , tát bà tát bà , ma ra ma ra , ma hê ma hê , rị đà dựng , cu lô cu lô yết mông , độ lô độ lô , phạt xà da đế , ma ha phạt xà da đế , đà ra đà , địa rị ni , thất Phật ra da , dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra , mục đế lệ , y hê di hê , thất na thất na , a ra sâm Phật ra xá lợi , phạt sa phạt sâm , Phật ra xá da , hô lô hô lô ma ra , hô lô hô lô hê rị , ta ra ta ra , tất rị tất rị , tô rô tô rô , bồ đề dạ bồ đề dạ , bồ đà dạ , di đế rị dạ , na ra cẩn trì địa rị sắc ni na , ba dạ ma na ta bà ha . Tất đà dạ ta bà ha . Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dủ nghệ thước bàng ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì , ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da , ta bà ha. Ta bà ma ha , a tất đà dạ , ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ , ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ , ta bà ha. Na ra cẩn trì bàng già ra dạ , ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ , ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na , đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế , thước bàng ra dạ , ta bà ha.
Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ , ta bà ha ( 3 lần ).

KHAI KINH KỆ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,

Nguyện giải Như Lai chân thực nghĩa.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (Niệm 3 lần)

PHẬT NÓI KINH THIÊN ĐỊA BÁT DƯƠNG

PHẦN THỨ NHỨT

TRONG PHÁP HỘI THÀNH TỰU

Tôi nghe như vầy: Thuở nọ, Phật ở trong một ngôi nhà rộng lớn tại ngoài thành Tỳ Gia Ly Đạt Ma, khai hội thuyết pháp. Có mười phương đàn việt đều theo tới nghe pháp và cả hàng Bồ tát cùng bốn chúng vây quanh đông đủ.

PHẦN THỨ HAI

MỞ BÀY CÁC VIỆC CHÁNH KIẾN

Khi ấy Bồ tát Vô Ngại cũng ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy đi tới trước Phật quì gối chấp tay mà bạch rằng: Ngưỡng bạch Đức Thế Tôn, chúng sanh ở trong cõi Nam Diêm Phù Đề này từ đời vô thủy tới nay cùng nhau sanh đổi qua lại nối tiếp hoài chẳng dứt, nhưng xét thấy trong nhân loại hạng người học thức thì ít, kẻ dốt nát thì nhiều; người tu hành niệm Phật thì ít, hạng mê tín chuyên cầu tà thần thì nhiều; người trì trai giữ giới thì ít, chúng lợi dưỡng phá giới thì nhiều; bực tinh tấn tu hành thì ít, hạng biếng nhác dải đải thì nhiều; người thông minh trí huệ thì ít, kẻ ngu si đần độn thì nhiều; người sống lâu thì ít, kẻ chết yểu thì nhiều; người tịnh tâm thiền định thì ít, kẻ vọng động tán loạn thì nhiều; người giàu sang thì ít, kẻ nghèo hèn thì nhiều; người nho nhã dịu dàng thì ít, kẻ cang cường hung dữ thì nhiều; người chân chánh ngay thẳng thì ít, bọn a dua nịnh bợ thì nhiều; người trong sạch thì ít, kẻ tham lam thì nhiều; người có tâm rộng rải bố thí thì ít, kẻ gian giảo bỏn xẻn thì nhiều; người tín cẩn thành thật thì ít, kẻ giả dối quỉ quyệt thì nhiều. Bởi vậy khiến nên tình đời thấp hèn bạc bẽo, luật pháp khắc nghiệt, sưu cao thuế nặng, trăm họ nghèo khổ, thời kỳ khuẩn bách, làm chẳng đủ sống. Nguyên do chỉ vì mê tín trái ngược, nên mới phải chịu những cảnh khổ dường ấy.

Cúi xin đức Thế Tôn mở lòng từ bi thương xót những kẻ tà kiến, diễn giải các pháp chánh kiến cho chúng nghe, khiến được tỏ ngộ, bỏ tà theo chánh, hầu thoát khỏi các nạn khổ kia. Phật khen: Ông luận như vậy hay lắm!

Này Bồ tát Vô Ngại, ông có tâm đại từ bi nên mới vì các người tà kiến kia mà cầu thỉnh Như Lai nói pháp chánh kiến, thật phước đức ấy không thể kể xiết. Ông nên chú ý nghe cho rõ và ghi nhớ lấy. Tôi nay vì ông mà phân rõ Kinh Thiên Địa Bát Dương này.

Kinh này không phải chỉ riêng tôi nói đâu, mà các đức Phật đời quá khứ đã nói; đời vị lai, chư Phật cũng sẽ nói và đời hiện tại, chư Phật đương nói.

Như trong khoảng trời đất, duy chỉ có con người là cao quí và khôn ngoan hơn muon vật. Luận về chữ Nhân ấy là chân, vì tâm con người không hề tưởng quấy và tự mình chỉ làm những việc chân chánh. Bởi thế nên mới chiết tự chữ Nhân là người như sau: Nét phẩy bên trái là chân, còn nét mác bên phải là chánh, thường làm những việc chân chánh nên mới được gọi là người. Nên biết người hay mở rộng mối Đạo, còn Đạo khá làm cho con người thuần nhã. Phải giữ đúng theo qui tắc của người và Đạo thìsẽ làm nên đạo Thánh.

Phật lại kêu Vô Ngại Bồ tát mà nói: Thân người khó được mà nay tất cả chúng sanh đã được thân người rồi, sao không chịu tu nhân tích đức mà lại bỏ việc chân chánh, làm điều giả dối, gây biết bao nhiêu nghiệp ác để đến khi thân mạng chết rồi thần hồn phải sa đọa trong biển khổ, đau đớn trăm bề. Bằng hết thảy người đời nghe Kinh này, sanh lòng tin kính làm theo, không hề trái nghịch thì sẽ thoát khỏi hết tai nạn và được ra khỏi biển khổ, vì có các vị thiện thần gia hộ, không có việc chi ngăn trở, mà lại được sống lâu, không bao giờ chết yểu.

Nguyên do nơi tấm lòng tin chân chánh, nên mới được phước như vậy. Còn nếu ai biên chép Kinh này thọ trì đọc tụng, y theo chánh pháp mà tu hành thì công đức của người ấy vô lượng vô biên, không biết đâu mà tính kể cho xiết, đến ngày lâm chung người ấy sẽ chứng được quả Phật.

Phật lại bảo: Này Bồ tát Vô Ngại, như có người nào kiến thức sai lầm thường hay tin bậy, tất nhiên phải bị nạn tà ma ngoại đạo, các loài quỉ ly mị vọng lượng cũng như các loài chim cú chim ụt kêu lên những tiếng quái ác, lại thêm ác quỉ ác thần cùng tranh nhau đến làm náo loạn cả trong nhà, khiến cho xào xáo bệnh hoạn, sưng phù nhức nhối, chịu đủ chứng bệnh đau đớn khổ sở, không ngày giờ nào được yên ổn.

Bằng muốn hết tai nạn kia, cần phải thỉnh vị chân tu đạo đức giúp tụng Kinh này ba biến thì những hung thần ác quỉ ấy thảy đều tiêu diệt mà bệnh cũng khỏi ngay, thân thể lành mạnh, bình phục như xưa. Ấy là nhờ công đức tụng Kinh Bát Dương này mà được chuyển họa thành phước vậy.

Bằng có người nào quá nhiều dâm dục, sân độc, ngu si, tham lam, ganh ghét, nhưng khi nghe thấy Kinh này liền phát tâm chánh tín cúng dường, nguyện tụng ba biến thì các tật xấu kể trên thảy đều biến mất, rồi nhân đó phát tâm từ bi hỷ xả, sau sẽ chứng được quả Phật.

Lại nữa, Bồ tát Vô Ngại, bằng có thiện nam tín nữ nào muốn làm bất cứ công việc chi, trước cần tụng Kinh này ba biến, rồi sau mới làm, như: đắp nền xây tường, dựng nên nhà cửa, hoặc làm nhà phía nam, nhà phía bắc, xưởng bên đông, xưởng bên tây, nhà bếp, nhà khách, cửa ngõ, đào giếng, đóng cối xay, cối giã, làm kho tàng, chuồng trại nuôi các loài súc vật, v.v... Hoặc cất nhằm các phương hướng xung phạm tới Nhựt Du, Nguyệt Sát, Tướng Quân cùng Thái Tuế, Huỳnh Phan, Báo Vĩ, Ngũ Thổ (1), Địa Kỳ, Thanh Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Huyền Vũ, hoặc phạm ngày giờ xung khắc như sáu ngày giáp (2), mười hai giờ địa chi (3) cùng là Thổ Úy, Phục Long. Tất cả hung thần ác quỉ cảm thấy oai lực của Kinh nên thảy đều ẩn trốn, lánh xa đi bốn phương, tiêu tan hình bóng, chẳng dám nhiễu hại nữa. Công việc làm được tốt lành, hưởng phước vô lượng.

Nếu có thiện nam tín nữ nào y theo lời Phật dạy mà thi hành thì sau khi xây cất nhà cửa xong rồi, tất nhiên gia đạo được bình an lâu dài, lại thêm giàu sang vinh hiển, chẳng cần nhọc sức mưu cầu mà tự nhiên cũng có của cải đem tới.

Như có người nào đi buôn bán phương xa, hoặc làm quan phó nhậm, cùng tùng quân nhập ngũ mà tụng Kinh Bát Dương này ba biến thì đều được an lành, nhà cửa hưng thạnh, bực người cao sang, con cháu vinh hiển, cha hiền con thảo, trai trung gái trinh, anh nhường em kính, vợ chồng hòa thuận, hết lòng hiếu kính phụng dưỡng song thân, các điều ước nguyện đều được thỏa mãn.

Bằng có người nào bị quan quyền giam giữ, hoặc bị giặc cướp bắt đi, nên để hết tâm thành tụng Kinh này ba biến thì tức khắc tai qua nạn khỏi.

Còn như có người thiện nam tín nữ nào thường thọ trì đọc tụng cùng giúp người biên chép Kinh Bát Dương này thì người ấy dầu rủi sa trong nước lửa cũng khỏi bị chìm đắm thiêu đốt, hoặc ở trong núi rừng có nhiều hùm sói thú dữ, chúng nó thấy bóng người tụng Kinh Bát Dương thì đều lánh xa không bao giờ dám hại đến tánh mạng, vì người ấy có các vị thiện thần theo hộ vệ, chẳng những thế mà sau còn chứng được quả Phật nữa.

Hoặc có người nào miệng lưỡi xảo quyệt hay nói gian dối, thêu dệt, đâm thọc, thô tục, mà người ấy tự biết lỗi chừa bỏ, chuyên đọc tụng Kinh này thì tiêu hết bốn lỗi trước, lại được tài biện thuyết không hề ngăn ngại, rồi sau cũng chứng được quả Phật.

Này các thiện nam tín nữ, phàm cha mẹ có tội, đến ngày lâm chung, chắc phải đọa vào địa ngục chịu trăm phần khổ não, nếu được con cháu thành tâm tụng Kinh này bảy biến thì cha mẹ thoát khỏi khổ ở địa ngục, thần hồn được sanh lên thiên đường, gặp phật nghe pháp, chứng được pháp nhẫn vô sanh trọn nên Phật đạo.

Phật lại kêu Bồ tát Vô Ngại mà nói: Kiếp quá khứ, dưới thời đức Phật Tỳ Bà Thi giáo hóa, có hàng nam nữ cư sĩ không hề tin bọn tà sư ngoại đạo mà chỉ tin theo Phật pháp, ra công biên chép Kinh Bát Dương và thường thọ trì đọc tụng Kinh này, muốn làm việc chi thì cứ làm, không cần bói toán, coi ngày lựa giờ chi cả, cứ giữ một lòng tin chân chánh, lại thường làm việc bố thí, cúng dường bình đẳng, nên mới được thân vô lậu, làm nên đạo Bồ tát, rồi sau chứng được quả Phật, hiệu là Phổ Quang Như Lai, thành bực Chánh Giác, kiếp tên Đại Mãn, nước gọi Vô Biên. Nhân dân trong nước ấy đều có tâm chánh tín, tu hành theo hạnh Bồ tát nên mới được hưởng phước báo tốt đẹp như vậy. Ấy cũng do oai lực trì tụng Kinh Bát Dương này.

Lại nữa Bồ tát Vô Ngại, trong cõi Diêm Phù Đề, chỗ nào có để Kinh Bát Dương này thì đều có tám vị Bồ tát, các vị phạm thiên vương cùng hết thảy thần linh đồng vây xung quanh ủng hộ Kinh ấy. Cho nên người trì tụng Kinh này cần phải sắm sửa hương hoa cúng dường như cúng Phật vậy.

Phật lại kêu Bồ tát Vô Ngại mà nói: Bằng có thiện nam tín nữ nào giúp các người đời, diễn nói Kinh này, giải rõ cho họ hiểu thấu được thực tướng, thông suốt lý cao sâu huyền diệu, thì liền biết được chân lý của tâm mình, tâm Phật và tâm Pháp. Hiểu biết được lý ấy rồi, tức nhiên trí huệ đầy đủ, sáu căn thanh tịnh.

Mắt thường thấy biết bao nhiêu là than sắc, song nhờ trí huệ liền nhận biết các than sắc ấy đều thuộc về lý không thật (giả tạm), mà cái không thật kia tạo nên thân sắc này, cho đến thọ tưởng hành thức cũng đều thuộc về lý không thật. Đó tức là Diệu Sắc Thân Như Lai.

Tai thường nghe biết bao nhiêu là thứ tiếng, song nhờ trí huệ liền nhận biết các thứ tiếng ấy đều thuộc về lý không thật, mà cái không thật kia tạo nên tiếng nói này. Đó tức là Diệu Âm Thinh Như Lai.

Mũi thường ngửi biết bao nhiêu là mùi hương, song nhờ trí huệ liền nhận biết các mùi hương ấy đều thuộc về lý không thật, mà cái không thật kia tạo nên mùi hương này. Đó tức là Hương Tích Như Lai.

Lưỡi thường nếm biết bao nhiêu là mùi vị, song nhờ trí huệ liền nhận biết các mùi vị ấy đều thuộc về lý không thật, mà cái không thật kia tạo nên mùi vị này. Đó tức là Pháp Hỷ Như Lai.

Thân thường cảm thấy biết bao nhiêu là sự đụng chạm êm dịu, song nhờ trí huệ liền nhận biết các sự đụng chạm êm dịu đó đều thuộc về lý không thật, mà cái không thật kia tạo nên sự đụng chạm này. Đó tức là Trí Thắng Như Lai.

Ý con người thường suy nghĩ phân biệt biết bao nhiêu là việc, song nhờ trí huệ liền nhận biết các việc ấy đều thuộc về lý không thật, mà cái không thật kia tạo nên các việc này. Đó tức là Pháp Minh Như Lai.

Bằng có thiện nam tín nữ nào thấy sáu căn đều hiển hiện trong nhân gian. Nếu miệng mình nói những điều lành thì nghiệp lành càng thêm nhiều, rồi sẽ làm nên Phật đạo. Còn miệng nói những điều độc ác thì nghiệp ác càng thêm nhiều, ắt phải đọa vào địa ngục.

Phật bảo Bồ tát Vô Ngại: Về chân lý của việc lành việc ác rất rõ ràng, chẳng nên không tin. Ông nên hiểu thân tâm con người, thật là pháp khí của Phật.

Cũng như 12 bộ Đại Tạng Kinh đã có từ đời vô thủy đến nay mà tụng hoài vẫn không hết và không hề hao tổn chút nào. Kinh tạng của Như Lai duy có những bực thức tâm kiến tánh mới tỏ biết mà thôi, còn các bực thinh văn, phàm phu làm sao hiểu thấu được.

Phật lại bảo Bồ tát Vô Ngại nữa rằng:

Bằng có người nào đọc tụng kinh này mà tỏ ngộ được thực tướng, tức biết thân tâm này chính thật là pháp khí của phật. Còn như người nào say mê đàng dục lạc, không tỉnh giấc mộng hồn, chẳng biết thân tâm mình là căn bổn của Phật pháp, chắc người đó phải trôi nổi trong sáu nẻo luân hồi, đọa đày trong ba đường dữ, đắm chìm liên mien trong biển khổ, không được nghe đến danh từ Phật pháp.

Lúc đó, có năm trăm vị thiên tử ở trong đại chúng nghe Phật thuyết pháp rồi đều chứng được pháp Nhãn Tịnh, rất đổi vui mừng, liền phát nguyện sẽ tu tới quả vị Phật.

PHẦN THỨ BA

GIẢI RÕ CHÁNH ĐẠO VỀ VIỆC SANH TỬ TẨN TÁNG

Bồ tát Vô Ngại lại bạch Phật rằng:

Ngưỡng bạch đức Thế Tôn, tất cả người đời đều lấy việc sanh tử là quan trọng, nhưng khi sanh chẳng lựa ngày, hễ tới giờ thì sanh; còn khi chết cũng không lựa ngày, hễ tới giờ thì chết, cớ sao việc tẩn liệm an táng lại phải chọn ngày lành giờ tốt rồi mới tẩn liệm an táng? Nhưng sau khi tẩn liệm an táng rồi thì chỉ thấy tai họa đem tới, phần nhiều con cháu thường nghèo hèn khốn khổ, chứ ít thấy giàu sang vinh hiển. Thỉnh cầu đức Thế Tôn mở lượng từ bi thương xót các người mê tối kia, giảng rõ chánh pháp nhân duyên sanh tử do đâu mà có, khiến cho họ được tỉnh ngộ trở về với chánh đạo, không còn làm những việc sai lầm như trước nữa.

Phật nói: Lành thay, tốt thay! Ông thật có lòng thương những người mê tối ấy mà cầu hỏi Như Lai về việc sanh tử cùng phép tẩn táng. Vậy ông hãy chú ý mà nghe, tôi nay vì ông mà nói rõ về chân lý của trí huệ và chánh pháp của đại đạo.

Luận về cái thể trời đất rộng lớn, còn mặt trời mặt trăng vẫn luôn tỏ sáng thì năm tháng ngày giờ đều tốt, không có chi là khác lạ cả.

Này Bồ tát Vô Ngại, xưa kia ông Nhân Vương Bồ tát có tấm lòng từ bi rộng lớn, thương xót người đời không khác nào cha mẹ thương con, nên mới giáng sanh xuống cõi trần làm vị nhân chủ, cũng như cha mẹ nhân dân.

Đó rồi mới thuận theo người đời mà dạy bày ra phong tục, làm lịch để biết tính năm tháng ngày giờ, ban truyền trong thiên hạ, cho biết mỗi năm có bốn mùa tám tiết, rồi còn phân ra những ngày trực bình, trực mãn, trực thành, trực thâu, trực khai, trực trừ, trực chấp, trực nguy, trực phá, trực định, trực bế, trực kiên. Những người ngu tối không biết xét theo chân lý mà dùng, lại nhè tin theo văn tự, nên không tránh được tai họa. Chẳng những thế, lại còn rước bọn tà sư về nhà vẽ bùa yểm trấn, nói năng hoang đàng, bày đặt cúng cầu tà thần, lễ tế ngạ quỉ. Làm như thế chỉ gây thêm tội lỗi, rồi tự mình phải chịu lo phiền khổ não.

Mấy người như vậy chẳng những gây tai họa cho mình mà còn mắc tội trái nghịch chánh lý của trời đất, thành thử không khác nào bỏ ánh sáng của mặt trời mặt trăng mà chui vào chỗ tối, trái hẳn với chánh đạo rộng lớn. Không những thế, lại còn thường kiếm coi kinh sách của tà sư ngoại đạo, đó mới thật là trái ngược vậy.

Phật lại kêu Bồ tát Vô Ngại mà nói: Ông nên khuyên những thiện nam tín nữ là lúc gần sanh, nên tụng Kinh Bát Dương này ba biến thì sẽ sanh được dễ dàng và rất tốt lành, đứa con ấy sẽ được thông minh trí huệ, đầy đủ phước đức, không sợ chết yểu. Còn trong lúc gần chết, cũng nên tụng Kinh Bát Dương này ba biến thì sẽ được tốt lành không có việc chi làm cho tổn hại cả.

Này Bồ tát Vô Ngại, ngày nào cũng tốt, tháng nào cũng tốt, cho đến năm nào cũng đều tốt cả. Chẳng có năm tháng ngày giờ nào mà không tốt. Bởi vậy, hễ lo việc tẩn liệm an táng rồi, nên tức thời tụng Kinh Bát Dương này bảy biến rất là tốt lành, không những vong nhân được hưởng phước rất nhiều mà con cháu cũng được giàu sang sống lâu, đến khi lâm chung đều nên Phật đạo.

Lại nữa Bồ tát Vô Ngại, như chỗ đất mai táng đó, chẳng cần phân Đông Tây Nam Bắc làm gì, thấy cuộc đất ấy được yên ổn, người đời bằng lòng vui thích thì quỉ thần cũng ưng thuận vui thích, nhưng cốt yếu phải tụng Kinh Bát Dương này ba biến rồi sẽ mai táng, xây cất phần mộ, tuyệt nhiên không có tai họa gì cả mà gia đình thân quyến lại giàu sang, thật rất tốt lành.

Khi đó, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa trên, nên mới nói kệ rằng:

Ngày nào tính việc cũng đều tốt,

Giờ nào tẩn táng cũng đều hay,

Sanh tử cần phải tụng kinh này,

Thật rất tốt lành nhiều lợi ích.

Tháng nào cũng là tháng lành hết,

Năm nào cũng là năm tốt cả,

Tụng kinh rồi mới lo tẩn táng,

Muôn đời sung sướng hưởng vinh hoa.

Lúc ấy trong đại chúng có bảy ngàn muon người nghe Phật thuyết pháp xong, thì long dạ mở mang sáng suốt, bỏ tà theo chánh, vì nhờ nghe pháp của Phật dạy mà dứt hẳn lòng nghi hoặc, cùng đều phát tâm rộng lớn, nguyện sẽ tu đến bực Phật.

PHẦN THỨ TƯ

LUẬN VỀ VIỆC CƯỚI GẢ Ở ĐỜI

Lúc bấy giờ, Bồ tát Vô Ngại lại bạch Phật rằng: Ngưỡng bạch đức Thế Tôn, tất cả người đời đều lấy sự cưới gả làm nghĩa than tình, nhưng trước đó, họ còn so đôi tuổi coi có hợp, rồi mới chọn ngày giờ tốt, làm lễ cưới hỏi, nhưng sau ngày thành hôn, thường nhận thấy vợ chồng ăn ở hòa thuận, giàu sang, sống lâu thì ít; còn gặp cảnh nghèo khổ, sanh ly tử biệt thì nhiều.

Tất cả sự mê tín lựa chọn đó, tại sao kết cuộc lại sai khác như vậy? Ngưỡng cầu đức Thế Tôn dạy rõ về vấn đề đó để chúng tôi được hết sự nghi ngờ.

Phật nói: Các ông hãy chú ý nghe cho rõ lời ta giải đây. Luận trong trời đất về âm dương cần phải tương đối. Như mặt trời hợp khí âm, mặt trăng hợp khí dương, nước hợp âm, lửa hợp dương, trai hợp âm, gái hợp dương (4). Ấy là khí trời đất hòa hợp, nên hết thảy cỏ cây đều nương theo khí âm dương mà sanh sôi nẩy nở. Mặt trời mặt trăng xây vần thuận theo bốn mùa tám tiết, mưa nắng điều hòa, tất cả muôn loài mới tồn tại. Trai gái hòa hợp mới sanh sản ra con cháu. Đó là lẽ thường của trời đất, cũng là lý tự nhiên và cũng là vấn đề cần thiết ở đời vậy.

Này Bồ tát Vô Ngại, những hạng người thiếu học mê tối chẳng biết phân biệt tà chánh, nên tin theo thầy tà bày đặt bói toán để cầu sự tốt lành mà họ lại không chịu làm những việc lành, chỉ cứ gây ra toàn nghiệp ác! Chẳng những khi sanh tiền bị tai họa liên miên mà tới khi mạng chung, họ ít tránh khỏi sa đọa vào ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Trong bọn họ, nếu ai được trở lại làm người thì rất ít, ít như chút đất dính nơi đầu móng tay; còn những người bị sa đọa vào ba đường dữ thì rất nhiều, nhiều như đất nơi đại địa vậy.

Lại nữa, Bồ tát Vô Ngại, những người được trở lại làm người tin theo chánh pháp tu hành chỉ có một số ít, ít như chút đất dính nơi đầu móng tay; còn hạng người mê tín, chuyên gây nghiệp ác thì lại rất nhiều, nhiều như đất nơi đại địa vậy.

Này Bồ tát Vô Ngại, nếu người đời muốn kết hôn nhơn, chẳng cần phải coi mạng thủy mạng hỏa khắc nhau hay bào thai niên mạng chẳng hợp làm chi, duy chỉ cần coi trong bộ sách Lộc Mạng (5) để biết rõ phước đức của đôi bên nhiều ít, rồi nương theo đó mà kết làm quyến thuộc, song đến ngày cưới, phải tụng kinh này ba biến rồi mới thành thân thì mọi việc đều tốt lành cả, nào cửa cao nhà rộng, hưởng cảnh giàu sang.

Còn con cháu đều làm nên danh phận, thông minh sang suốt lại thêm tài năng tột chúng, biết ăn ở hiếu thuận kính nhường, thật rất tốt đẹp, không hề có nạn thương vong yểu tử, phước đức đầy đủ. Tất cả về sau đều thành Phật đạo.

Khi ấy có tám vị Bồ tát nương nhờ oai thần của Phật mà chứng được phép Đại Tổng Trì (6) đều phát nguyện thường ở trong thế gian đồng sanh chung lộn với người đời, đem hết tài năng phá bọn tà giáo để lập lại nền chánh đạo, hầu cứu độ tất cả bốn loài (7) tu tới bực giải thoát.

Danh hiệu tám vị Bồ tát kể ra như sau:

1) Bạt Đà Bà La Bồ tát lậu tận hòa. (8)

2) La Lân Na Kiệt Bồ tát lậu tận hòa.

3) Kiều Việt Đẩu Bồ tát lậu tận hòa.

4) Na La Diên Bồ tát lậu tận hòa.

5) Tu Di Thâm Bồ tát lậu tận hòa.

6) Nhâm Kỳ Đạt Bồ tát lậu tận hòa.

7) Hòa Luân Điều Bồ tát lậu tận hòa.

8) Vô Duyên Quan Bồ tát lậu tận hòa.

Lúc đó, tám vị Bồ tát đều bạch Phật rằng: Ngưỡng bạch đức Thế Tôn, chúng tôi nhân trước kia nhờ được chư Phật truyền dạy cho phép thần chú đà la ni, nay chúng tôi định đọc thần chú ấy để ủng hộ những người thọ trì đọc tụng Kinh Bát Dương, tuyệt nhiên không có chi lo sợ. Vì thần lực của chú ấy khiến cho hết thảy những loài hung dữ không dám thương tổn đến những vị nào tụng kinh này.

Ngay lúc ấy, tám vị Bồ tát đồng ra đứng trước Phật mà tụng chú rằng:

A dà ni, a dà ni, a tỳ la, mạn lệ, mạn đa lệ, xà lê.

Ngưỡng bạch đức Thế Tôn, bằng có kẻ hung dữ nào muốn đến làm phiền vị đang tụng Kinh Bát Dương, hễ nghe chúng tôi đọc thần chú này, tức thì đầu kẻ ấy sẽ bể ra làm bảy mảnh như nhánh cây A lê vậy.

PHẦN THỨ NĂM

CHỈ RÕ VỀ TÊN KINH

Lúc bấy giờ, Bồ tát Vô Biên Thân liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi tới trước Phật, quỳ gối chấp tay mà bạch rằng: Ngưỡng bạch đức Thế Tôn, duyên cớ nào tên Kinh lại kêu là Bát Dương? Thỉnh cầu đức Thế Tôn giải rõ cho chúng tôi được hiểu nghĩa lý, khiến cho tất cả được tỏ ngộ bổn tâm, thấu rõ tri kiến của Phật, hầu đoạn trừ hết lòng nghi hoặc.

Phật bảo Bồ tát Vô Biên Thân rằng: Lành thay lời ông vừa hỏi! Các ông hãy lóng nghe cho rõ, nay tôi sẽ vì đại chúng mà giải rõ nghĩa lý Kinh Bát Dương này.

Chữ BÁT có nghĩa là phân chia rành rẽ. Còn chữ DƯƠNG thì có nghĩa là giải rõ cái lý đại thừa thành phật. Hiểu thấu được lý ấy thì mới hay phân rành được nhân duyên của tám thức, không có chỗ nào là không thấu hiểu.

Phật lại nói: Dùng tám thức ấy làm bề ngang, còn chữ Dương Minh làm bề dọc. Ngang dọc phù hợp với nhau tức thành bộ kinh giáo, cho nên mới kêu là Kinh Bát Dương.

Tám thức ấy là:

1) Con mắt thấy liền nhận biết sắc tốt hay xấu.

2) Lỗ tai nghe liền nhận biết tiếng lành hay dữ.

3) Lỗ mũi ngửi liền nhận biết mùi thơm hay hôi.

4) Cuống lưỡi nếm liền nhận biết vị mặn hay lạt.

5) Cái thân đụng tới vật gì liền nhận biếtvật ấy mềm hay cứng.

6) Cái ý biết phân biệt tất cả mọi thứ.

7) Cái thức Hàm tàng chứa đầy đủ các thứ hột giống.

8) Còn thức A lại da thì bao trùm hết thảy.

Như vậy là phân chia rành rẽ cội gốc của tám thức, có chi đâu mà không thấu hiểu. Phải biết hai con mắt thật là Quang Minh Thiên, mà trong Quang Minh Thiên đó, liền hiện ra đức Nhựt Nguyệt Quang Minh Thế Tôn. Hai lỗ tai thật là Thinh Văn Thiên, mà trong Thinh Văn Thiên đó, liền hiện ra đức Vô Lượng Thinh Như Lai.

Hai lỗ mũi thật là Phật Hương Thiên, mà trong Phật Hương Thiên đó, liền hiện ra đức Hương Tích Như Lai. Cái cuống lưỡi thật là Pháp Vị Thiên, mà trong Pháp Vị Thiên đó, liền hiện ra đức Pháp Hỷ Như Lai.

Cái thân thật là Tỳ Lư Giá Na Thiên, mà trong Tỳ Lư Giá Na Thiên đó, liền hiện ra đức Thành Tựu Tỳ Lư Giá Na Phật. Người nào tự thấy trong tâm mình có Cảnh Tượng Phật thì liền hiện ra đức Phật Tỳ Lư Giá Na Quang Minh.

Cái ý thật là Vô Phân Biệt Thiên, mà trong Vô Phân Biệt Thiên đó, liền hiện ra đức Bất Động Như Lai. Cái tâm thật là Pháp Giới Thiên, mà trong Pháp Giới Thiên đó, liền hiện ra đức Không Vương Như Lai.

Cái thức Hàm tàng thật là Thức Thiên nên mới diễn nói ra Kinh A Hàm và bộ Kinh Đại Bát Nhã Niết Bàn. Còn cái thức A lại da thật là rộng lớn nên mới diễn nói ra bộ Kinh Đại Trí Độ luận và bộ Kinh Lăng Già luận.

Này Bồ tát Vô Biên Thân, ông nên hiểu: Phật tức là Pháp, mà Pháp cũng tức là Phật, hiệp lại làm một thể tướng liền hiện ra đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai.

Trong khi Phật nói Kinh Bát Dương này thì hết thảy núi sông đất bằng cùng sáu phương đều chuyển động và lại có ánh sang rực rỡ chiếu khắp trời đất lồng lộng mênh mông không thể kể xiết, tất cả những chỗ tối tăm đều đồng loạt tỏ sáng, cho đến tất cả địa ngục cũng đều tiêu mất, tất cả tội nhân đều được thoát khổ.

Khi ấy trong đại chúng, có tám muôn tám ngàn vị bồ tát đồng thời chứng quả Phật và cùng chung một hiệu là Không Vương Như Lai, kiếp kêu Ly Cấu.

Còn một vị Phật xuất thế độ đời bấy giờ tên hiệu là Vô Biên. Hết thảy nhân dân trong kiếp đó đều được quả vị Bồ tát. Vì những người ấy đồng cương quyết tu theo sáu pháp ba la mật, không có lòng phân chia ghen ghét, nên chứng được bực Vô Tranh Tam Muội (chánh định).

Có sáu muôn sáu ngàn vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ đều chứng được pháp Đại tổng trì, nên hiểu thấu được lý nhứt thừa của Phật.

Cũng trong hội đó, có vô số hàng trời, rồng, quỉ dạ xoa, thần càn thát bà, thần a tu la, thần ca hầu la, thần khẩn na la, thần ma hầu la dà cùng hàng người và hạng không phải người đều chứng được pháp Nhãn Tịnh, dốc lòng tu hạnh Bồ tát.

PHẦN THỨ SÁU

LỜI PHÚ CHÚC

Phật kêu Bồ tát Vô Biên Thân mà nói: Bằng có người nào được làm quan thăng chức, cùng ngày dọn về ở nhà mới, phải trai giới thiết lễ tụng kinh này ba biến thì được lợi lộc rất lớn vì có các vị thiện thần theo ủng hộ, nên nội gia quyến đều được khương ninh trường thọ, phước đức đầy đủ.

Này Bồ tát Vô Biên Thân! Bằng có thiện nam tín nữ nào phát tâm tụng kinh này một biến thì cũng được phước như tụng hết thảy các bộ kinh một biến. Còn như biên chép kinh này một quyển thì công đức cũng bằng biên chép hết thảy các bộ kinh khác. Kể về công đức thì rất rộng lớn như cõi hư không, chẳng biết đâu là bờ bến mà đo lường được, rồi sau đó, các người ấy cũng đều được thành quả Phật.

Phật lại bảo Bồ tát Vô Biên Thân: Bằng trong chúng sanh, có người nào không tin chánh pháp của Phật, chấp tâm tà kiến, vừa nghe Kinh Bát Dương này đã buông lời phỉ báng, bảo kinh ấy không phải Phật nói.

Người ấy trong lúc sanh tiền phải mang bệnh cùi, lở lói đầy người, máu mủ cùng khắp, dơ bẩn tanh hôi, ai trông thấy cũng nhờm gớm.

Chẳng những thế mà bệnh còn hành cho tới ngày chết, rồi thần hồn phải đọa ngay vào Vô gián địa ngục. Cái ngục này quanh năm suốt tháng bốn bề đều có lửa cháy đỏ rực, trên táp xuống, dưới bốc lên, nóng như thiêu đốt. Lại còn bị quỉ sứ hành hình, lấy giáo nhọn đinh ba đâm nát thân thể, còn cho uống nước đồng sôi làm cho gân xương đều tan nát rã rời. Vì nghiệp báo chưa hết, nên lại được hoàn hình để chịu hành tội, một ngày một đêm chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Cứ đành phải chịu cực hình đau khổ như thế, không có giây phút nào ngừng.

Vì bọn đó không tin chánh pháp, phỉ bang chân kinh, nên mới bị quả báo như vậy!

Phật vì những người mắc tội đó, nên mới nói bài kệ này:

Thân này vốn tự nhiên mà có,

Năm vóc cũng tự nhiên đầy đủ,

Thân lớn cứ tự nhiên lớn lên,

Còn già vẫn tự nhiên già lần.

Sanh ắt tự nhiên phải sanh ra,

Chết hẳn tự nhiên phải chết mà,

Muốn cầu sống lâu cũng không được,

Mà mong chết sớm cũng không xong.

Sự khổ sự vui do mình tạo,

Điều tà điều chánh tự mình theo,

Định muốn khởi làm công việc chi,

Chí thành tụng kinh chẳng coi bói.

Ngàn đời muôn kiếp gieo giống lành,

Chứng đạo bồ đề chuyển pháp luân.

PHẦN THỨ BẢY

CHỨNG NGỘ LÝ NHIỆM MẦU

Khi Phật nói kinh này rồi, tất cả đại chúng đều khen xưa nay chưa từng được nghe pháp này. Nay Phật nói cho nghe pháp huyền diệu, nên tâm trí được mở mang trong sáng, vui mừng hớn hở đều hiện bày ra sắc tướng Phật mà chẳng phải tướng Phật vì là không chấp tướng. Thấu được chỗ tri kiến của Phật và tỏ ngộ chỗ tri kiến của Phật mà không chấp sự thấu hiểu và tỏ ngộ đó, và cũng không chấp một pháp nào cả. Như thế mới hiểu được cái vui của cõi niết bàn.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn nhắc lại những lời mầu nhiệm trên, nên nói bài kệ này:

Thân tướng tốt, sáu căn trọn đủ,

Muôn ức người lành đã được sanh,

Hăng hái chuyên làm hạnh bố thí,

Làm người chẳng xẻn cũng không tham.

Phụ nữ được nghe pháp này rồi,

Phát tâm hớn hở rất vui mừng,

Ngày sau thoát khỏi thân phụ nữ,

Tái sanh ắt được làm nam tử.

Các thứ đao binh chẳng hại đặng,

Độc trùng thú dữ cũng lánh xa,

Quan quyền cho chí phường giặc cướp,

Muốn hại người đó cũng không xong.

Người đời trông thấy đều kính mến,

Trăm ngàn tai nạn đều tiêu hết,

Trước sau rốt ráo chẳng bị hại,

Trai gái ai ai tụng Kinh này,

Thì được phước đức như trên nói.

PHẦN THỨ TÁM

PHỤNG HÀNH THỦ HỘ

Khi bấy giờ, các vị Bồ tát cùng Bồ tát Di Lặc và bốn vị Đại thiên vương đồng bạch Phật rằng: Ngưỡng bạch đức Thế Tôn, chúng tôi cùng nhau phát nguyện ủng hộ Kinh Bát Dương thần chú và xin gắng sức cứu giúp bảo hộ những người nào chí thành tụng kinh này, dầu có mắc bệnh tật chi đi nữa, cũng khiến cho được lành mạnh hết. Rồi đó, các vị Bồ tát cùng ông Xá Lợi Phất và các vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, hiệp với hàng trời, rồng, quỉ, thần, a tu la, và chuyển luân thánh vương đồng vui mừng đứng lên đảnh lễ Phật và nguyện để hết lòng tin làm theo chánh pháp của Phật đã dạy.

NGỢI KHEN KINH BÁT DƯƠNG

Kinh Bát Dương thật đạo chân chánh,

Ba đời chư phật nói rõ ràng,

Tám vị Bồ tát đồng tâm giúp,

Chư vị thần linh cũng vây quanh.

Đời trước tu, phát huệ thành Phật,

Đời này ai nghe đều tỏ ngộ,

Muốn làm việc chi tụng kinh này,

Đã là người lành không chết yểu.

Tôi nay nguyện độ khắp các loài,

Cầu nguyện điều chi đều thỏa mãn.

Từ trước tới nay bị võng thức,

Nên có thân rồi chịu gian nan,

Bốn đại, tham sân si thiêu đốt,

Sáu căn, mười triền sử buộc ràng.

Ầm ầm gió nghiệp thổi ép tới,

Núi vô minh chận trước lờ mờ,

Đắm mê dục lạc hồn chơi vơi,

Lửa tham sân đột nhiên lừng cháy,

Nghĩ nhớ ân ái biển sanh tử,

Lai láng đắm chìm dưới sóng tình,

Như rùa mù kiếm bọng cây trôi,

Như hột cải gieo khó trúng kim,

Phật ở trong thân đâu Phật khác,

Thánh hiền lập giáo sửa tâm người.

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệt phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thinh hương vị xúc pháp. Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn. Tam thế chư phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chân thực bất hư.

Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.” (Câu chót tụng 3 lần)

ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT

(Mỗi danh hiệu, một tiếng chuông, một lạy)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

Nam mô Phổ Hiền Bồ tát.

Nam mô Vô Ngại Bồ tát.

Nam mô Phổ Quang Như Lai.

Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai.

Nam mô Diệu Âm Thinh Như Lai.

Nam mô Hương Tích Như Lai.

Nam mô Pháp Hỷ Như Lai.

Nam mô Trí Thắng Như Lai.

Nam mô Pháp Minh Như Lai.

Nam mô Nhân Vương Bồ tát.

Nam mô Bạt Đà Bà La Bồ tát.

Nam mô La Lân Na Kiệt Bồ tát.

Nam mô Kiều Việt Đẩu Bồ tát.

Nam mô Na La Diên Bồ tát.

Nam mô Tu Di Thâm Bồ tát.

Nam mô Hòa Luân Điều Bồ tát.

Nam mô Vô Duyên Quan Bồ tát.

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát.

Nam mô Nhựt Nguyệt Quang Minh Thế Tôn.

Nam mô Vô Lượng Thinh Như Lai.

Nam mô Thành Tựu Tỳ Lư Giá Na Phật.

Nam mô Cảnh Tượng Phật.

Nam mô Lư Xá Na Quang Minh Phật.

Nam mô Đại Thông Trí Thắng Như Lai.

Nam mô Bất Động Như Lai.

Nam mô Không Vương Như Lai.

Nam mô Vô Biên Như Lai.

Nam mô Di Lặc Bồ tát.

Nam mô Xá Lợi Phất Bồ tát.

NGỢI KHEN

Kinh Bát Dương bí mật,

Pháp mầu nhiệm khó lường.

Bực tam thừa tỏ thấu chứng thành phật,

Sáu trí đều trọn thấu rõ ràng,

Muôn đức thật trang nghiêm.

Chư phật đồng giáng chốn đạo tràng.

Nam mô Vô Ngại Bồ tát. (Niệm 3 lần)

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

Phúng kinh công đức thù thắng hạnh,

Vô biên thắng phước giai hồi hướng,

Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,

Tốc vãng Vô lượng quang Phật sát.

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,

Nguyện đắc trí huệ, chơn minh liễu,

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ,

Thế thế thường hành Bồ tát đạo.

Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung,

Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,

Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công đức,

Phổ cập ư nhứt thiết,

Ngã đẳng dữ chúng sanh,

Giai cộng thành Phật đạo.

TAM QUI

Tự qui y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải Đại Đạo, phát vô thượng tâm. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

C H U N G

Chú thích:

(1) Ngũ thổ là Thổ phủ, Thổ ôn, Thổ cấm, Thổ phù, Thổ tinh.

(2) Lục giáp là Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất.

(3) 12 chi là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

(4) Âm là cung Ly, dương là cung Khảm.

(5) Sách Lộc Mạng là bộ Tam Hội Thông Mạng, bộ Tam Thế Diễn Cầm, và bộ Tử Vi Đẩu Số, trọn pho ba bộ.

(6) Tổng trì là thần chú hay còn gọi là đà la ni.

(7) Bốn loài là loài có thai, loài đẻ trứng, loài dưới nước, loài hóa sanh.

(8) Lậu tận hòa là các vị Bồ tát ở cõi trên xuống cõi trần để tế độ người đời. Tuy ở cõi trần mà tâm không nhiễm trần nên gọi là lậu tận hòa.

0 nhận xét

Gần đây,cả nước xôn xao về việc mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình “Ký ức thế giới ”.Điều này càng khiến chúng tôi nghĩ đến việc ở Hội An cũng còn lưu giữ hơn 200 mộc bản khắc các bộ kinh, có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ thứ 20, đang được các ngôi cổ tự trân tàng.
Nhân đây chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về di sản quý giá này.

*Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Hội An -nơi lưu giữ hệ thống mộc bản
Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là một trong những chi nhánh của dòng thiền Lâm Tế tại Trung Hoa.Thiền phái này được tổ sư Minh Hải Pháp Bảo khai sáng vào khoảng cuối thế kỷ 17 tại chùa Chúc Thánh Hội An (Quảng Nam)...

...
Trong lịch sử các ngôi chùa cổ thuộc dòng thiền Lâm Tế ở Hội An (thuộc xứ Đàng Trong) là nơi in ấn nhiều loại kinh điển của Phật giáo Đại thừa, chính vì thế mà nơi đây có số lượng mộc bản khá đồ sộ với nhiều chủng loại được các vị tổ sư thuê thợ tại địa phương khắc ván và thậm chí là nhiều bản được khắc từ Trung Hoa rồi chuyển sang nước ta...

...
Ngoài số mộc bản ở các cổ tự nêu trên, hiện nay tại Nam Tôn Phật Đường, một đạo phái không thuộc dòng thiền Lâm Tế, cũng còn lưu giữ gần 100 ván khắc có niên đại chủ yếu từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Điều đáng lưu ý là mộc bản tại đây có nội dung là kinh Phật thì không nhiều, đa số còn lại là ván khắc in các kinh của Đạo giáo như Huỳnh Đình kinh, Ngọc Hoàng Cốt Tủy chân kinh, Đào Viên Minh Thánh kinh, Quan Thánh Giác Thế chân kinhnhiều sách về phong thủy và tướng số
Đây chính là cơ sở dữ liệu quý giá góp phần nghiên cứu về sự du nhập của đạo Phật, Đạo giáo cũng như sự dung hòa "Tam giáo đồng nguyên ”giữa ba tôn giáo Nho -Lão -Thích tại thương cảng Hội An xưa.
Để bảo tồn,lưu giữ số mộc bản quý giá trên,Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Thành phố Hội An đã tiến hành làm thác bản (in dập) để lấy nội dung nghiên cứu và lưu trữ. Đồng thời thường xuyên phối hợp, hướng dẫn các vị trù trì ở những ngôi cổ tự có biện pháp bảo quản an toàn, hiệu quả nhằm gìn giữ lâu đài di sản quý giá này.
(Để xem toàn bộ bài viết, vui lòng bấm vào đây )

11 tháng 5, 2010

Đại hội Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa lần thứ nhất - Nhiệm kỳ 2010-2015

1 nhận xét

Được sự chấp thuận của chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã long trọng khai mạc Đạo hội đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tại chùa Tam Bửu, nơi được xem là Tổ Đinh của đạo Hiếu Nghĩa, vào lúc: 07 giờ 30 Phút ngày 25 tháng 03 năm Canh Dần (09 tháng 05 năm 2010).
Thành phần tham dự về phía chính quyền gồm có:
-Ông Phạm Huy Thơ - Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ.
-Nguyễn Chánh Tháo, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
-Đại diện văn phòng chính phủ.
-Trưởng ban tôn giáo tinh An Giang
-Đài truyền hình ATV.
-Ban văn hóa thông tin tỉnh cùng cácđại diện của các phòng ban khác của tinh An Giang và huyejn Tri Tôn...
Về phía đạo bạn có: đại diện tôn giáo các nơi khác về tham dự đại hội như:
-Đạo thiên chúa giáo
-Phật giáo
-Hòa hảo
-Cao Đài
-Tin lành
Về nội đạo có đại diện của 24 gánh đạo nội thôn...
Ngoài ra còn có số đông tín đồ từ các tỉnh về mừng ngày đại hội lần thứ nhất.
--------------------------------
Nội dung đại hội:
Phát biểu với Đại hội, ông Phạm Huy Thơ - Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho các tín đồ hiểu rõ để an tâm hành đạo; thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân; hướng dẫn các Gánh và tín đồ tu học đúng theo chơn truyền giáo lý của Đức bổn sư Ngô (Tự) Lợi; củng cố kiện toàn bộ máy và xây dựng khối đại đoàn kết, nêu cao tinh thần gương mẫu của các trưởng Gánh và đẩy mạnh công tác xã hội từ thiện theo đúng chơn truyền giáo lý của Đức Bổn sư Ngô (Tự) Lợi đã dầy công xây dựng, đồng thời xứng đáng là nhân tố quan trọng góp phần cho dân tộc Việt Nam thực hiện duy trì tốt mục tiêu " Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đ ạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước cho các tín đồ hiểu rõ để an tâm hành đạo; thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân; hướng dẫn các Gánh và tín đồ tu học đúng theo chơn truyền giáo lý của Đức bổn sư Ngô (Tự) Lợi; củng cố kiện toàn bộ máy và xây dựng khối đại đoàn kết, nêu cao tinh thần gương mẫu của các trưởng Gánh và đẩy mạnh công tác xã hội từ thiện theo đúng chơn truyền giáo lý của Đức Bổn sư Ngô (Tự) Lợi đã dầy công xây dựng, đồng thời xứng đáng là nhân tố quan trọng góp phần cho dân tộc Việt Nam thực hiện duy trì tốt mục tiêu” Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 
. . . .
Đại hội đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa nhiệm kỳ I (2010-2015)

Trong nhiệm kỳ I (2010 - 2015), Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tiếp tục phát huy đạo pháp “Hành Tứ Ân - Sống Hiếu nghĩa - Vì đại đoàn kết toàn dân tộc”, tập trung đào tạo đội ngũ kế thừa có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ năng lực am hiểu việc đạo, làm tốt việc đời; hỗ trợ các Gánh hoạt động đúng hiến chương, quy chế, nội qui và pháp luật, giữ gìn phát huy truyền thống đạo pháp của dân tộc; hoạt động tín ngưỡng bình thưởng; hưởng ứng thực hiện tốt phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; mỗi trưởng Gánh là tấm gương sáng, chăm lo phát triển đạo; xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết với các tôn giáo, đạo đời, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng…
-------------------------------




Cuối cùng đại hội cũng đã thành công tốt đẹp trong sự hân hoan của các thân bằng đồng đạo nội thôn cũng như ngoại thôn.
Đại hội kết thúc vào lúc 11 giờ 45 phút cùng ngày.


Xem thêm:
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là tôn giáo nội sinh, được thành lập từ năm 1867, đến nay đã 143 năm, từ nhu cầu đấu tranh chống thực dân Pháp và gắn liền với quá trình khai hoang lập thôn, do Đức bổn sư Ngô (Tự) Lợi sáng lập tại vùng Bảy Núi tỉnh An Giang (được gọi là Nội thôn).

Đến nay, đã thu hút hàng chục ngàn tín đồ, không chỉ ở tỉnh An Giang mà mở rộng ra nhiều tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ và Bà Rịa Vũng Tàu (Ngoại thôn) sinh hoạt tại 24 Gánh.
Văn kiện, hiến chương Đạo hội lầ thứ 1

Biểu Tượng của Đạo Tứ Ấn Hiếu Nghĩa



Chủ Tịch Lưu Minh Thạch và Bí thư Hồ Việt Hiệp huyện Tri Tôn đến chúc mừng và tặng quà, lẳng hoa cho Đại Hội.



Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Biên Cương đến chỉ đạo ĐH và tặng lẳng hoa chúc mừng. 



Ông Phạm Huy Thơ, Phó Trưởng ban Tôn Giáo chính phủ đến chỉ đạo và tặng lẳng hoa cho ĐH





Suy tôn 24 vị Đạo Hội Trung Ương Tôn Giáo Tư Ấn Hiếu Nghĩa



Ảnh lưu niệm với lãnh đạo Trung Ương.


- Một vài hình ảnh vào ngày đại hội tại  Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang: