TỔ ĐÌNH TAM BỬU TỰ Ba Chúc - An giang
♠♠๑۩۞۩๑ -KỲ HƯƠNG TỰ- ๑۩۞۩๑♠♠
Trang này được thực hiện bởi các đồng đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA - TIỀN GIANG

19 tháng 2, 2011

Linh Thứu Cổ Tự

Chùa Sắc Tứ Linh Thứu
Xã Thạnh Phú, H.Châu Thành, T.Tiền Giang
ĐT : (073)3893080

-//-

HUYỀN THOẠI VỀ THIỀN SƯ NGUYỆT HIỆN VÀ CHÚA NGUYỄN PHÚC ÁNH:



“Sắc vua phong tặng bảng vàng.
Trang nghiêm Phật Pháp vẻ vang quê nhà”



Năm 1984, Quan Trung Nguyễn Huệ vị anh hùng dân tộc đại thắng quân Xiêm ở trận Rạch Gầm Xoài Mút. Nguyễn Ánh thất trận, quây Tây Sơn đuổi theo gấp rút. Chúa Nguyễn cùng Nguyễn Huỳnh Đức ngẫu nhiên đến chùa Long Nguyên, gặp thiền sư Nguyệt Hiện.

Chúa tôi trang phục như kẻ thường dân, không để rõ tung tích. Nhưng Thiền Sư Nguyệt Hiện là người thông minh, xem dung mạo cử chỉ xét tình thế hiện tại cũng đã thầm nghi…

Vì lặn lội gió sương, Nguyễn Ánh phải chứng thương hàn, ăn ngủ không an, tinh thần suy kém. May thay, sư trụ trì rất giỏi dược thảo, do tâm từ bi nên hết lòng điểu trị. Vài hôm sau, Chúa Nguyễn Ánh vừa khỏe thì quân Tây Sơn đuổi đến ruồng bắt. Lạ thay ! Cửa chùa lúc ấy nhện giăng cả lối vào, cảnh vật hoang vắng đìu hiu như từ lâu không người để chân đến vậy.

Trong chùa Chúa tôi hoảng hốt chưa biết nơi nào ẩn thân. Hòa Thượng Nguyệt Hiện sực nhớ Đại Hồng Chung trên Đại Điện, bảo Chúa vào đó lánh nạn… (1)





Cơn kinh hải qua rồi Chúa ở lại chùa vài ngày bệnh tình huyên giảm, lại có giống chim linh cứ đậu chung quanh chùa kêu mãi (2). Hòa thượng đoán biết điềm chẳng lành nên bảo người khách lạ lánh đi nơi khác. Quả nhiên hôm sau quân Tây Sơn kéo đến lục soát chùa. Nguyễn Phúc Ánh may nhờ có chim linh mà được thoát nạn…(3)




Chuyện kể lại rằng : sau này, khi lên ngôi Vua, Nguyễn Phúc Ánh nhớ ơn cũ đã sắc tứ cho chùa…

Ngày nay trong chùa còn có câu đối treo ở chánh điện nhắc đến chuyện « Sắc Tứ »

- Sắc ngự định : « Long Tuyền, thịnh hỹ đạo tràng thuận cảnh hoằng khai thanh tịnh cảnh »
- Tứ phê tướng : « Linh Thứu phú tại Phật Pháp bình tâm phát nguyện diệu huyền tâm »

Hân hạnh thay chùa Long Tuyền thời bấy giờ « Án tuệ nghiêm trang, cửa Thiền tịch tịnh », Quyển Đại Nam nhất thống chí Định Tường, mục tựu quán có nói đến chùa Linh Thứu như sau :

Ở địa phận xã Thạnh Phú, huyện Kiến Hưng chùa này đã tối cổ mà còn có danh thắng. Năm Gia Long thứ 10 (1811). Ngự tứ tên là Long Tuyền Tự…

Năm Thiệu trị nguyên niên (1841) đổi lại tên chùa là Linh Thứu Tự.





Từ buổi khai sơn cho đến bây giờ, trải qua trên 15 đời trụ trì và mãi mãi về sau trên quê hương Tiền Giang vẫn còn câu chuyện này và ngôi Chùa cổ Linh Thứu vàng son trong chánh pháp từ bi cứu khổ với ý nghĩa :

« Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tiên »


PL 2548 năm Giáp Thân DL 2004
Trụ trì. Tỳ Kheo Thích Nữ Như Minh.




TIỂU SỬ TÓM TẮT SẮC TỨ LINH THỨU CỔ TỰ


Đây là ngôi chùa cổ ở Xã Thạnh Phú, Huyện Châu Thành, Tiền Giang.

Lúc đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ bằng tre lá do bọn trẻ chăn trâu lập nên, vì thế được gọi là Chùa Mục Đồng. Mãi đến năm 1722, có một nhà sư từ miền Trung vào tên là Nguyễn Phước Chánh, pháp hiệu là Nguyệt Hiện đến trụ trì, ông này rất giỏi thuật phong thủy, sau khi xem xét thế đất ông cho rằng chùa được dựng trên mạch suối rồng, ắt sẽ có chơn mạng đế vương đến ngự. Nghe thế Hòa Thượng Nguyệt Hiện cho đặt tên chùa là Long Tuyền Tự, tức là Chùa Suối Rồng.

Cũng tương truyền rằng sau khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại tại đoạn Sông Tiền từ Rạch Gầm đến Rạch Xoài Mút (1785), ông đã bỏ thuyền lên bờ chạy trốn. Bị truy đuổi ráo riết, ông phải chạy vào Chùa Long Tuyền Tự lánh nạn trong chiếc chuông đồng (Đại Hồng Chung). Lúc Nguyễn Ánh ngồi, Nguyễn Huỳnh Đức cùng Hòa Thượng và chú Điệu thả chuông xuống. Linh hiển thay, nhện đâu giăng phủ, bụi đất bám đầy chuông. Khi quân Tây Sơn kéo đến xô mãi mà chuông không lay động đành bỏ đi tìm nơi khác, vậy là Nguyễn Ánh thoát nạn.

Năm 1802, sau khi dẹp được nhà Tây Sơn Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long.

Năm 1811, nhớ lại ngôi chùa đã từng cứu mạng mình nên vua Gia Long ra sắc chỉ đặt lại tên chùa là Long Nguyên Tự tức là Chùa Bãi Rồng, và phong cho Hòa Thượng, ông Nguyễn Phước Chánh, người che chở cho vua thoát nạn, hàm ân là Mẫn Huệ Thiền Sư Đại Lão Hòa thượng, cấp ruộng đất, 10 người dân phu cho chùa và xem đây như là chùa của nhà vua.








Đến năm 1841, Vua Thiệu Trị cho đổi tên chùa thành Linh Thứu Tự, chữ Linh Thứu nói trên, tiếng phạn là Kỳ Xà Quật, tên của một hòn núi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường thuyết pháp khi xưa. Còn dân gian thì quen gọi là chùa Sắc Tứ là chùa được bảng vàng của nhà vua phong cho.

“Sắc vua phong tặng bảng vàng
Trang nghiêm Phật Pháp vẻ vang nước nhà”

Chùa đã trải qua hai lần trùng tu qui mô:
Lần thứ nhất vào năm 1890 do Hòa Thượng Chánh Hậu trụ trì.
Lần thứ hai vào năm 1974, để cho chùa có diện mạo đẹp đẻ như ngày hôm nay.

Chùa Sắc Tứ từ khi thành lập đã trải qua 15 đời truyền tự:
- Hòa Thượng Nguyệt Hiện (1722-178)
- Hòa Thượng Trí Huệ (1789-1811)
- Hòa Thượng Thoại Lâm (1811-1832)
- Hòa Thượng Huệ Thắng (1832-1854)
- Hòa Thượng Liễu Kim (1854-1869)
- Hòa Thượng Trí Hoàng (1869-1880)
- Hòa Thượng Chánh Hậu (1880-1897)
- Hòa Thượng Chí Thành (1897-1923)
- Giáo Thọ Chơn Huệ (1923-1935)
- Hòa Thượng Thành Đạo (1935-1951)







Đến 1951 chùa Sắc Tứ trở thành chùa Ni, từ đó chùa được 3 Ni trưởng thay nhau trụ trì :


- Ni trưởng Như Nghĩa.
- Ni trưởng Thông Huệ.
(Hai Ni trưởng đã viên tịch và được thờ ở hậu tổ).
- Viện chủ trì Ni trưởng Như Chơn đến 1994 vì tuổi già sức yếu, nên
- Ni sư Thích Nữ Như Quang kế thừa trụ trì (đến 1996 thì viên tịch).
- Năm 1996 Ni Sư Thích Nữ Như Mình trụ trì.
Từ buổi khai sơn và mãi mãi về sau, quê hương Tiền Giang vẫn còn lưu truyền câu chuyện này, ngôi chùa cổ Linh Thứu vàng son trong chánh pháp từ bi cứu khổ chúng sanh. Với ý nghĩa :


"Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tiên".

TRỤ TRÌ – NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ MINH
ĐC: Xã Thạnh Phú, H.Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang
ĐT: (073) 3.893080

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét của bạn đang được chúng tôi duyệt qua, và chúng tôi sẽ đăng lên trong thời gian sớm nhất! Chào Thân ái!