TỔ ĐÌNH TAM BỬU TỰ Ba Chúc - An giang
♠♠๑۩۞۩๑ -KỲ HƯƠNG TỰ- ๑۩۞۩๑♠♠
Trang này được thực hiện bởi các đồng đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA - TIỀN GIANG

16 tháng 5, 2010


Gần đây,cả nước xôn xao về việc mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình “Ký ức thế giới ”.Điều này càng khiến chúng tôi nghĩ đến việc ở Hội An cũng còn lưu giữ hơn 200 mộc bản khắc các bộ kinh, có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ thứ 20, đang được các ngôi cổ tự trân tàng.
Nhân đây chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về di sản quý giá này.

*Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Hội An -nơi lưu giữ hệ thống mộc bản
Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là một trong những chi nhánh của dòng thiền Lâm Tế tại Trung Hoa.Thiền phái này được tổ sư Minh Hải Pháp Bảo khai sáng vào khoảng cuối thế kỷ 17 tại chùa Chúc Thánh Hội An (Quảng Nam)...

...
Trong lịch sử các ngôi chùa cổ thuộc dòng thiền Lâm Tế ở Hội An (thuộc xứ Đàng Trong) là nơi in ấn nhiều loại kinh điển của Phật giáo Đại thừa, chính vì thế mà nơi đây có số lượng mộc bản khá đồ sộ với nhiều chủng loại được các vị tổ sư thuê thợ tại địa phương khắc ván và thậm chí là nhiều bản được khắc từ Trung Hoa rồi chuyển sang nước ta...

...
Ngoài số mộc bản ở các cổ tự nêu trên, hiện nay tại Nam Tôn Phật Đường, một đạo phái không thuộc dòng thiền Lâm Tế, cũng còn lưu giữ gần 100 ván khắc có niên đại chủ yếu từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Điều đáng lưu ý là mộc bản tại đây có nội dung là kinh Phật thì không nhiều, đa số còn lại là ván khắc in các kinh của Đạo giáo như Huỳnh Đình kinh, Ngọc Hoàng Cốt Tủy chân kinh, Đào Viên Minh Thánh kinh, Quan Thánh Giác Thế chân kinhnhiều sách về phong thủy và tướng số
Đây chính là cơ sở dữ liệu quý giá góp phần nghiên cứu về sự du nhập của đạo Phật, Đạo giáo cũng như sự dung hòa "Tam giáo đồng nguyên ”giữa ba tôn giáo Nho -Lão -Thích tại thương cảng Hội An xưa.
Để bảo tồn,lưu giữ số mộc bản quý giá trên,Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Thành phố Hội An đã tiến hành làm thác bản (in dập) để lấy nội dung nghiên cứu và lưu trữ. Đồng thời thường xuyên phối hợp, hướng dẫn các vị trù trì ở những ngôi cổ tự có biện pháp bảo quản an toàn, hiệu quả nhằm gìn giữ lâu đài di sản quý giá này.
(Để xem toàn bộ bài viết, vui lòng bấm vào đây )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét của bạn đang được chúng tôi duyệt qua, và chúng tôi sẽ đăng lên trong thời gian sớm nhất! Chào Thân ái!