TỔ ĐÌNH TAM BỬU TỰ Ba Chúc - An giang
♠♠๑۩۞۩๑ -KỲ HƯƠNG TỰ- ๑۩۞۩๑♠♠
Trang này được thực hiện bởi các đồng đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA - TIỀN GIANG

20 tháng 5, 2010

Lễ Phật Đản

Phật Đản ( 佛 誕là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh (sinh ra) tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại ColomboTích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.




Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống nam và bắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi VesakVesak là tiếng Sinhalacó thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali, là tên gọi của tháng Hai lịch pháp Ấn Độ giáo. Ở Ấn ĐộBangladesh và Nepal, Vesak còn được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah), Buddha Purnima (?) hay Buddha Jayanti (?); Thái Lan gọi là Visakha BuchaIndonesia gọi là WaisakTây Tạng gọi là Saga DawLào gọi là Vixakha Bouxa và Myanma gọi làKa-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanma).
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.
CHÙM ẢNH: SẮC MÀU MÙA PHẬT ĐẢN 2010 KHẮP NƠI
image
chuyển đến quý độc giả không khí chào đón Phật đản khắp nơi trên thế giới trong mùa Phật đản PL2554, DL2010
alt
Một cụ già tại Đài Loan đang thực hiện nghi lễ Tắm Phật
alt
Một lễ đài Phật đản tại Úc
alt
Cha hướng dẫn con Tắm Phật
alt
alt
Tắm Phật tại New York
alt
Lễ hội Phật đản được tổ chức tại các địa điểm công cộng, nên đông đảo người dân có thể đến dự
alt
alt
Pháp hoa mừng Phật đản tại Úc
alt
alt
alt
alt
alt
alt
Múa rồng mừng Phật đản tại Úc
alt
alt
alt
alt
alt
alt

======================================================

================


Lễ Phật đản 2010: MTTQ Việt Nam gửi thư chúc mừng GHPGVN
Thứ năm, 20/05/2010, 03:32 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 19-5, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm đã gửi thư chúc mừng tới chư tôn đức giáo phẩm cùng toàn thể tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước lời chúc mừng đại hoan hỷ và thường lạc.
Trong thư ghi rõ: UBTƯMTTQ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao, những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kế thừa và phát huy truyền thống: Nhập thế, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam; hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, nhất là hai cuộc vận động lớn “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo”…
Trong thư Chủ tịch UBTƯMTTQVN Huỳnh Đảm bày tỏ mong muốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn phát huy tốt vai trò thành viên của MTTQ Việt Nam, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh; phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới; thiết thực lập thành tích chào mừng Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI tổ chức tại Việt Nam, chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và các ngày lễ lớn của đất nước năm 2010.
V.Xuân
==========================================


Phật tử Việt Nam tại Đức đón mừng Phật Đản 2010

Phật tử Việt Nam tại Đức đón mừng Phật Đản 2010
Ảnh minh họa- Nguồn: phattuvietnam.net
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi bà con Phật tử ở nước ngoài củng cố niềm tin, nỗ lực vượt khó, đem công sức, thành tựu cống hiến cho sự nghiệp lợi Đạo ích Đời.
Tối 15/5, tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân, thủ đô Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức buổi Hoằng pháp cho bà con người Việt tại Berlin nhân dịp Đại lễ Phật đản 2010 - Phật lịch 2554.
Trong nghi lễ trang nghiêm của buổi lễ, bà con người Việt sinh sống tại Berlin được nghe Thông điệp của Đức pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam về lịch sử Phật giáo, trong đó có ngày Đản sinh của Đức Phật- một sự kiện quan trọng đối với  Phật tử, cũng như ý nghĩa của giáo lý Phật giáo.
Trong thông điệp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi bà con Phật tử ở nước ngoài củng cố niềm tin, nỗ lực vượt khó, đem công sức, thành tựu cống hiến cho sự nghiệp lợi Đạo ích Đời, chúng sinh an lạc, hoàn thành tốt Phật sự để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 6 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2010.
Nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động này trong năm nay, Đại đức Thích Thanh Phong, ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết:  “Đất nước Việt Nam có tới gần 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại các nước trên thế giới. Đây là thành phần không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức những chuyến Hoằng Pháp tại nước ngoài để chuyển tải thông điệp hòa bình, đoàn kết tương thân tương ái, từ bi của Đạo Phật tới mọi đồng bào, nói với đồng bào về tinh thần hoạt động của Phật giáo trong nước, tinh thần hội nhập quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam mong muốn bà con người Việt đang sinh sống xa Tổ quốc đoàn kết, hòa hợp, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, duy trì văn hóa cội nguồn của người Việt; để con cháu chúng ta qua các thế hệ sẽ gìn giữ, phát triển.”
Nhân dịp Đại lễ Phật đản 2010 - Phật Lịch 2554, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức 3 đoàn Hoằng pháp cho cộng đồng người Việt sinh sống tại châu Âu gồm Berlin, Dresden của Cộng hòa Liên bang Đức, Nga và Ukraine Theo kế hoạch, vào dịp lễ Vu Lan – Rằm tháng Bảy năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng sẽ tổ chức một chuyến Hoằng pháp tại châu Âu./.
Thanh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét của bạn đang được chúng tôi duyệt qua, và chúng tôi sẽ đăng lên trong thời gian sớm nhất! Chào Thân ái!