Trong 2 ngày 24 và 25/11 (nhằm ngày 12 và 13/10 Âm lịch) tại khu di tích lịch sử chùa Tam Bửu - Phi Lai, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, lãnh đạo tỉnh, huyện, các ban ngành cùng với đông đảo tín đồ và nhân dân các tỉnh Nam bộ đã hành hương về tham dự Lễ kỷ niệm 122 năm Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi viên tịch.
Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi tên thật là Ngô Viện sinh năm 1830 tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, có tâm đạo, định hướng tôn giáo và tu hành ngay ở tuổi 20, ông đã chính thức đứng ra truyền đạo, thu nhận tín đồ thành lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Ông cũng là sỹ phu yêu nước tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp lưu lạc về vùng Bảy Núi An Giang.
Do có nhiều đóng góp đối với đất nước nên ông được người dân kính trọng gọi tên Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi, Ngô Viện hay Năm Thiếp.
Đáng trân trọng là trong quá trình tham gia kháng Pháp ông còn tranh thủ khai hoang hơn 12.000 ha lập nên 4 thôn An Hòa, An Thành, An Lập, An Định và xây 7 chùa ở nhiều nơi trong và ngòai tỉnh để nhân dân tu thân, thờ cúng.
Đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” đã trở thành là tôn giáo nội sinh đặc thù của vùng 7 Núi An Giang được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình di dân, khai hoang lập làng, xây dựng căn cứ kháng chiến và họat động theo tôn chỉ mục đích “Học Phật tu thân”, “ Tứ đại trọng ân”, “ sống hiếu nghĩa hòa hợp vì đại đoàn kết dân tộc”.
Đến nay đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã phát triển mạnh ra 16 tỉnh thành phố trong cả nước, với hơn 60.000 tín đồ.
Để tưởng nhớ đến ông, năm 2011, tỉnh An Giang đã tổ chức hội thảo về thân thế, sự nghiệp, qua đó khẳng định ông là người có công lớn đối với đất nước, một danh nhân tài đức vẹn toàn; yêu nước thương dân; có công khẩn hoang lập ấp để an dân; biết tận dụng rừng núi kết hợp biên giới kháng Pháp và chủ động khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa .
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Liên - Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, để thu hút được lực lượng kháng chiến, Ngô Lợi đã biết dựa vào phong tục, tín ngưỡng của dân tộc và lễ nghi trong Phật giáo, đây là nét đặc thù riêng của lịch sử vùng đất phía Nam của Tổ Quốc rất xứng đáng được tôn vinh là Đức Bổn sư.
Lễ kỷ niệm Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi viên tịch được tổ chức hàng năm tại xã Ba Chúc (Thánh địa đạo Tứ ân Hiếu nghĩa), đây cũng là lễ lớn nhất trong năm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, diễn ra trong 2 ngày mùng 12 và 13/10 Âm lịch, với nhiều nghi thức như lễ thỉnh cổ hoa từ chùa Long Châu về chùa Tam Bửu; Lễ Thượng tràn phan; Lễ Thượng quốc kỳ; Lễ tưởng niệm….
Ngoài Chùa Tam Bửu - Phi Lai, tại các chùa đạo Tứ ân Hiếu nghĩa trong tỉnh cũng đồng loạt tổ chức lễ tưởng niệm, tạo điều kiện cho tất cả tín đồ tưởng nhớ đến ông và đón du khách tham quan, hành hương tìm hiểu về người đã sáng lập đạo./.
Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi tên thật là Ngô Viện sinh năm 1830 tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, có tâm đạo, định hướng tôn giáo và tu hành ngay ở tuổi 20, ông đã chính thức đứng ra truyền đạo, thu nhận tín đồ thành lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Ông cũng là sỹ phu yêu nước tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp lưu lạc về vùng Bảy Núi An Giang.
Do có nhiều đóng góp đối với đất nước nên ông được người dân kính trọng gọi tên Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi, Ngô Viện hay Năm Thiếp.
Đáng trân trọng là trong quá trình tham gia kháng Pháp ông còn tranh thủ khai hoang hơn 12.000 ha lập nên 4 thôn An Hòa, An Thành, An Lập, An Định và xây 7 chùa ở nhiều nơi trong và ngòai tỉnh để nhân dân tu thân, thờ cúng.
Đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” đã trở thành là tôn giáo nội sinh đặc thù của vùng 7 Núi An Giang được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình di dân, khai hoang lập làng, xây dựng căn cứ kháng chiến và họat động theo tôn chỉ mục đích “Học Phật tu thân”, “ Tứ đại trọng ân”, “ sống hiếu nghĩa hòa hợp vì đại đoàn kết dân tộc”.
Đến nay đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã phát triển mạnh ra 16 tỉnh thành phố trong cả nước, với hơn 60.000 tín đồ.
Để tưởng nhớ đến ông, năm 2011, tỉnh An Giang đã tổ chức hội thảo về thân thế, sự nghiệp, qua đó khẳng định ông là người có công lớn đối với đất nước, một danh nhân tài đức vẹn toàn; yêu nước thương dân; có công khẩn hoang lập ấp để an dân; biết tận dụng rừng núi kết hợp biên giới kháng Pháp và chủ động khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa .
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Liên - Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, để thu hút được lực lượng kháng chiến, Ngô Lợi đã biết dựa vào phong tục, tín ngưỡng của dân tộc và lễ nghi trong Phật giáo, đây là nét đặc thù riêng của lịch sử vùng đất phía Nam của Tổ Quốc rất xứng đáng được tôn vinh là Đức Bổn sư.
Lễ kỷ niệm Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi viên tịch được tổ chức hàng năm tại xã Ba Chúc (Thánh địa đạo Tứ ân Hiếu nghĩa), đây cũng là lễ lớn nhất trong năm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, diễn ra trong 2 ngày mùng 12 và 13/10 Âm lịch, với nhiều nghi thức như lễ thỉnh cổ hoa từ chùa Long Châu về chùa Tam Bửu; Lễ Thượng tràn phan; Lễ Thượng quốc kỳ; Lễ tưởng niệm….
Ngoài Chùa Tam Bửu - Phi Lai, tại các chùa đạo Tứ ân Hiếu nghĩa trong tỉnh cũng đồng loạt tổ chức lễ tưởng niệm, tạo điều kiện cho tất cả tín đồ tưởng nhớ đến ông và đón du khách tham quan, hành hương tìm hiểu về người đã sáng lập đạo./.
Thu Trang (TTXVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhận xét của bạn đang được chúng tôi duyệt qua, và chúng tôi sẽ đăng lên trong thời gian sớm nhất! Chào Thân ái!