TỔ ĐÌNH TAM BỬU TỰ Ba Chúc - An giang
♠♠๑۩۞۩๑ -KỲ HƯƠNG TỰ- ๑۩۞۩๑♠♠
Trang này được thực hiện bởi các đồng đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA - TIỀN GIANG

30 tháng 6, 2010

Atula trên đường nhất bộ nhất bái

0 nhận xét





Hình ảnh hành trình và tâm nguyện của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn trên lộ trình về Trúc Lâm Yên Tử sẽ hoàn tất sau 4 năm đã gây nhiều sự xúc động và ngưỡng mộ trong lòng Phật tử những nơi Đại đức đi qua. Chỉ có một điều nhỏ lưu ý vài vị Phật tử theo thầy là có những thái độ, lời nói chưa đẹp đối với những người chung quanh khi họ vô tình đứng trước lộ trình thầy đang đi hoặc ghi lại hình ảnh thầy.

Hình ảnh hành trình và tâm nguyện của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn trên lộ trình về Trúc Lâm Yên Tử sẽ hoàn tất sau 4 năm đã gây nhiều sự xúc động và ngưỡng mộ trong lòng Phật tử những nơi Đại đức đi qua. Chỉ có một điều nhỏ lưu ý vài vị Phật tử theo thầy là có những thái độ, lời nói chưa đẹp đối với những người chung quanh khi họ vô tình đứng trước lộ trình thầy đang đi hoặc ghi lại hình ảnh thầy. Những điều này nếu không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến tình cảm mộ đạo của những người chung quanh trên hành trình của thầy Tâm Mẫn.
Tên "Út" Atula trong vỏ bọc trợ duyên giữ gìn trật tự giao thông.



ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đang "nhất bộ nhất bái"
đã tới khu vực tỉnh Khánh Hòa

Tin, ảnh Trần Đức

Cảnh giới Atula được hiểu là các thần nhưng hình tướng thì chưa đầy đủ (bán thần). Họ là những đối trị của chư thiên. Trong ba đường Ác (Địa ngục, ngạ Quỷ, súc sanh) cảnh giới Atula ở giữa thế giới của loài người rất gần gũi. Tùy theo nghiệp và phước riêng của từng người mà Atula sẽ tự đến với Họ. Có khi Atula là thiện thần … hoặc cũng có khi là ác thần. Atula luôn mang theo mình các “nghiệp sát” trong sáu đường dữ của bản đồ pháp giới. Cái nghiệp “tranh đấu, sân hận, chia rẽ tỵ hiềm, hận thù” là những hạt giống “bất thiện” rất dễ “nảy nở” trong cái “tâm bất chánh” của con người. Quỷ thần Atula sẽ “giúp đỡ” nhanh cho “cái tâm” của những ai ham thích về “Tài, sắc, danh, thực, thùy” sự cám dỗ của thế gian pháp.


0 nhận xét
MỘT SỐ ĐOẠN VIDEO 
HÀNH TRÌNH NHẤT BỘ NHẤT BÁI

DD Thích Tâm Mẫn - Nhất Bộ Nhất Bái 1



DD Thích Tâm Mẫn - Nhất Bộ Nhất Bái 2



DD Thích Tâm Mẫn - Nhất Bộ Nhất Bái 3


DD Thích Tâm Mẫn - Nhất Bộ Nhất Bái 4


DD Thích Tâm Mẫn - Nhất Bộ Nhất Bái 6


Nhất bộ nhất bái - Nha Trang


Nhất bộ nhất bái - Phú Yên


MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC VỀ NHẤT BỘ NHẤT BÁI

Nhất bộ nhất bái - Yên Tử 1


Nhất bộ nhất bái - Yên Tử 2


Nhất bộ nhất bái - Yên Tử 3


Nhất bộ nhất bái - Yên Tử 4

NHẤT BỘ - NHẤT BÁI (Đ.Đ THÍCH TÂM MẪN)

0 nhận xét



Đại nguyện của một Tăng sĩ trẻ

Nhất bộ nhất bái từ TP.Hồ Chí Minh đến Yên Tử
Gương mặt rám đen vì nắng, đầu gối sưng rộp, mưng mủ rồi trở nên chai sần, nhưng thầy Tâm Mẫn vẫn mỗi bước mỗi lạy, giữ vững chí nguyện, đã trải qua gần 100km của cuộc hành hương dài hơn 1.800km từ TP.HCM đến Yên Tử (Quảng Ninh).

Khởi hành từ chùa Hoằng Pháp vào hôm mùng 2 Tết Kỷ Sửu, sau khi được sự chấp thuận của bổn sư và đại chúng, đến hôm nay, ngày 3-3 (mùng 7-2 âm lịch), thầy đã đến ngã ba Tân Phong, cách trung tâm thị xã Long Khánh chừng 4km. Mỗi ngày, thầy di chuyển được hơn 2km. Hộ trì thầy trong suốt cuộc hành trình còn có hai chú tập sự xuất gia trẻ tuổi, một vị theo sát thầy và một vị dắt xe đạp hành lý (gồm tấm bạt trải nằm, chiếc lều nhỏ, hai bộ đồ nâu và một ít vật dụng cần thiết khác
).


 


Thường, thầy thức dậy từ lúc 3g30 và 4g bắt đầu lễ lạy theo cách “nhất bộ nhất bái”, đến 9g thì nghỉ. Buổi chiều, thầy tiếp tục từ khoảng 16 - 16g30, nghỉ vào lúc 21g và qua đêm ngay bên đường hay trong một ngôi chùa nào đó.

 
 


ĐĐ.Tâm Mẫn đang nhất bộ nhất bái (ngày 27-2, cách Dầu Giây 3km)

- Ảnh: LAM ĐIỀN

“Mặc dù có một vài lần bị bệnh, nhưng đến nay, sức khỏe tôi vẫn tốt”, thầy Tâm Mẫn cho phóng viên Giác Ngộ biết (hôm 27-2) trong khi thầy ngồi nghỉ bên một cánh rừng cao su cách Dầu Giây chừng 3km. “Trước đây, tôi từng nghe quý thầy cũng như nhiều huynh đệ nói về cách lạy tam bộ nhất bái. Thế nhưng, không hiểu sao tôi thích cách lạy nhất bộ nhất bái hơn. Trước Tết chừng ba tháng, hình ảnh việc hành hương lễ bái thường xuyên hiện lên trong tâm trí tôi. Khoảng một tháng trước Tết thì trong tâm tôi luôn ngập tràn hình ảnh ấy, như thôi thúc tôi thực hiện càng sớm càng tốt”. Khi chúng tôi hỏi đến đại nguyện của thầy thì thầy chỉ cười, đáp: “Do chưa thực hiện xong chí nguyện của mình nên tôi chưa tiện nói ra”.

Tuy nhiên, theo chú thị giả thì mục đích của thầy là “sám hối tội lỗi, cầu nguyện hòa bình, chí đạt quả Phật và hóa độ chúng sanh” . “Khi người ta hỏi đến, chúng tôi thường chỉ nói đến hai điều đầu tiên thôi!”, chú cho biết. “Chúng tôi theo thầy đã hơn một tháng, và nguyện theo thầy suốt chuyến hành hương, cho dù có xả thân cũng không bỏ cuộc. Chuyến đi có thể kéo dài 4 năm, nhưng cũng có thể ngắn hoặc dài hơn vì thầy cần giữ sức và giữ vững chí nguyện hơn là đưa ra chỉ tiêu nhất định về thời gian”.

Chuyến hành hương lễ lạy của thầy tuy mới ở giai đoạn khởi đầu song cũng đã gặp không ít khó khăn. Ngoài việc dầm mưa dãi nắng dẫn đến đau bệnh và việc một số ít người cảm thấy “chướng tai gai mắt” tìm cách gây hấn, khiêu khích thì số người hiếu kỳ đi theo quá đông cũng gây không ít trở ngại như huyên náo, ùn tắc giao thông… “Chúng tôi đã phải nhiều lần xuất trình giấy tờ với các cơ quan chức năng địa phương và trình bày cho họ mục đích của cuộc hành hương lễ lạy này. Rất vui là họ đã thông cảm và không gây khó khăn”, một vị thị giả cho biết.


 

Một số người đã trải chiếu và những vật dụng khác trên đoạn đường đọng nước, nơi thầy sẽ lạy qua

19 tháng 6, 2010

TÌM HIỂU THÊM VỀ ÔNG BA THỚI - KIM CỔ KỲ QUAN (Nguyễn Thiên Thụ)

0 nhận xét

NGUYỄN THIÊN THỤ * KIM CỔ KỲ QUAN * PHỤ LỤC

*
Để quý độc giả có đủ tài liệu nghiên cứu, chúng tôi xin phép trích lục các tài liệu của Phật giáo Hòa Hảo vào đây. 
Sơn Trung

*
ÔNG NGUYỄN VĂN THỚI


A. Thế-hệ

Ông Nguyễn-văn-Thới (tục gọi là ông Ba Thới) sanh năm Bính-dần (1866), đời vua Tự-Đức thứ 19. Thân sinh của ông là ông Nguyễn-văn-Đỏ, thân mẫu là bà Nguyễn-thị-Buôn, sanh được bốn người con: hai trai hai gái. Người trưởng là Nguyễn văn Chơi thứ là Nguyễn-văn-Thới (tức ông Ba đây) rồi thứ nữa là Nguyễn-thị-Tánh và Nguyễn-thị-Kẹo.

Khi ông Ba lớn lên, thân sinh của ông cưới Bà Nguyễn-thị-Thìn cho ông làm vợ. Bà nầy là con của ông Nguyễn-văn-Hóa và bà Thị-Nhứt, người đồng thôn. Về sau ông bà Ba sanh hạ được tám người con, nhưng mất đi từ lúc nhỏ hết bốn, nên chỉ còn biết được có bốn là ông Nguyễn văn Tuấn, Nguyễn-văn-Kiệt, Nguyễn-văn-Từ và bà Nguyễn-thị-Chín.

Quê-quán ở làng Mỹ-Trà, ấp Long-Hậu, tổng Phong-Thạnh quận Cao Lãnh (SaĐec), ông Ba tướng người cao lớn nước da trắng, râu tóc nhiều mỗi khi tóc buông ra thì chấm đất có dư, khi về già râu bạc và dài xuống tới rún. Tánh tình cương quyết, nóng-nảy thích ngắm kiểng xem hoa, thường hút thuốc điếu và một đôi khi cũng có ăn trầu.
Thuở nhỏ ông có học vừa hiểu biết chữ nho, lúc trưởng thành thì làm nghề thợ mộc rồi sau lại, cũng biết làm thợ chạm.

Bởi sống trong một gia-đình cần-lao kiệm-phác cho nên ông Ba đã quen sự chịu khó-nhọc từ buổi thiếu thời. Bình sinh việc chi ông không làm thì thôi, nếu đã làm thì làm cho kỳ được, không hề bỏ dở. Mặc dầu nóng tính, ông Ba vẫn có được một bộ óc thẩm-mỹ cùng đôi bàn tay rất tinh xảo.

17 tháng 6, 2010

KIM CỔ KỲ QUAN - Ông Ba Thới

0 nhận xét

Kim Cổ Kỳ Quan của ông Nguyễn Văn Thới, (1866-1926), tục danh Ba Thới, là một tác phẩm có giá trị về đạo và đời cho nên chúng tôi sưu tập để khỏi thất lạc, nhất là trong cảnh tang hải thương điền, giả thật thật giả khó phân.Tài liệu này sao chép lại của Phật giáo Hòa Hảo. Trong mục đích truyền bá chánh đạo và bảo vệ văn học Việt Nam, xin vong linh ông Ba Thới và các đạo hữu Hòa Hào chấp thuận cho Sơn Trung Thư Trang được tàng trữ tác phẩm này để tiện cho chúng tôi và độc giả nghiên cứu.
NGUYỄN THIÊN THỤ   
Canada tháng 12 năm 2009.

***

TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tại miền Nam nổi lên một phong trào văn chương đại chúng. Văn chương này phát xuất từ những nông dân chất phác hoặc những hàn nho. Nội dung văn chương này có hai điểm chính : Văn chương yêu nước và văn chương tôn giáo.

Đây là lúc quân Pháp xâm chiếm Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu phải chạy về Bến Tre và sáng tác các bài văn tế Trương Công Định, văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây cũng là lúc phát sinh các tác phẩm khác như Thơ Sáu Trọng, Thơ Năm Nhỏ, Thơ Năm Tỵ, Thơ Cậu Hai Miêng. . . thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp, và sinh hoạt xã hội..

Trước đó không lâu, Bửu Sơn Kỳ Hương với Đức Phật Thầy ra đời (1849), truyền xuống đến các đệ tử như Phật Trùm, Đức Bổn Sư , Sư Vãi Bán Khoai và Huỳnh Giáo Chủ.

Trong những tác phẩm tôn giáo xưa như Vãn Núi Tà Lơn của ông Cử Đa, Giảng Xưa của Đức Sư Vãi Bán Khoai, Sấm Giảng của Hùynh Giáo chủ thì tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan có vị trí khá quan trọng.



            *  Nhấp vào đây để tải trọn bộ Kim Cổ Kỳ Quan-Audio

Xem Thêm: >>

16 tháng 6, 2010

TẾT ĐOAN NGỌ MỒNG 5 THÁNG 5

0 nhận xét
“Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà;
Tháng tư đong đậu nấu chè;
Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm”
Từ rất xa xưa, cùng với một số dân tộc Đông Á khác như Triều TiênTrung Quốc, người Việt Nam đã có ngày tết Đoan ngọ, còn gọi là tết Đoan dương, Đoan ngũ, tết Hàn thực hay tết nửa năm. Các gia đình truyền thống giữ tục làm cơm rượu và nấu chè trôi nước, trước cúng gia tiên, sau để quây quần ăn uống.
Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng.  Ngày tết được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch hàng năm.