TỔ ĐÌNH TAM BỬU TỰ Ba Chúc - An giang
♠♠๑۩۞۩๑ -KỲ HƯƠNG TỰ- ๑۩۞۩๑♠♠
Trang này được thực hiện bởi các đồng đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA - TIỀN GIANG

30 tháng 6, 2010

NHẤT BỘ - NHẤT BÁI (Đ.Đ THÍCH TÂM MẪN)




Đại nguyện của một Tăng sĩ trẻ

Nhất bộ nhất bái từ TP.Hồ Chí Minh đến Yên Tử
Gương mặt rám đen vì nắng, đầu gối sưng rộp, mưng mủ rồi trở nên chai sần, nhưng thầy Tâm Mẫn vẫn mỗi bước mỗi lạy, giữ vững chí nguyện, đã trải qua gần 100km của cuộc hành hương dài hơn 1.800km từ TP.HCM đến Yên Tử (Quảng Ninh).

Khởi hành từ chùa Hoằng Pháp vào hôm mùng 2 Tết Kỷ Sửu, sau khi được sự chấp thuận của bổn sư và đại chúng, đến hôm nay, ngày 3-3 (mùng 7-2 âm lịch), thầy đã đến ngã ba Tân Phong, cách trung tâm thị xã Long Khánh chừng 4km. Mỗi ngày, thầy di chuyển được hơn 2km. Hộ trì thầy trong suốt cuộc hành trình còn có hai chú tập sự xuất gia trẻ tuổi, một vị theo sát thầy và một vị dắt xe đạp hành lý (gồm tấm bạt trải nằm, chiếc lều nhỏ, hai bộ đồ nâu và một ít vật dụng cần thiết khác
).


 


Thường, thầy thức dậy từ lúc 3g30 và 4g bắt đầu lễ lạy theo cách “nhất bộ nhất bái”, đến 9g thì nghỉ. Buổi chiều, thầy tiếp tục từ khoảng 16 - 16g30, nghỉ vào lúc 21g và qua đêm ngay bên đường hay trong một ngôi chùa nào đó.

 
 


ĐĐ.Tâm Mẫn đang nhất bộ nhất bái (ngày 27-2, cách Dầu Giây 3km)

- Ảnh: LAM ĐIỀN

“Mặc dù có một vài lần bị bệnh, nhưng đến nay, sức khỏe tôi vẫn tốt”, thầy Tâm Mẫn cho phóng viên Giác Ngộ biết (hôm 27-2) trong khi thầy ngồi nghỉ bên một cánh rừng cao su cách Dầu Giây chừng 3km. “Trước đây, tôi từng nghe quý thầy cũng như nhiều huynh đệ nói về cách lạy tam bộ nhất bái. Thế nhưng, không hiểu sao tôi thích cách lạy nhất bộ nhất bái hơn. Trước Tết chừng ba tháng, hình ảnh việc hành hương lễ bái thường xuyên hiện lên trong tâm trí tôi. Khoảng một tháng trước Tết thì trong tâm tôi luôn ngập tràn hình ảnh ấy, như thôi thúc tôi thực hiện càng sớm càng tốt”. Khi chúng tôi hỏi đến đại nguyện của thầy thì thầy chỉ cười, đáp: “Do chưa thực hiện xong chí nguyện của mình nên tôi chưa tiện nói ra”.

Tuy nhiên, theo chú thị giả thì mục đích của thầy là “sám hối tội lỗi, cầu nguyện hòa bình, chí đạt quả Phật và hóa độ chúng sanh” . “Khi người ta hỏi đến, chúng tôi thường chỉ nói đến hai điều đầu tiên thôi!”, chú cho biết. “Chúng tôi theo thầy đã hơn một tháng, và nguyện theo thầy suốt chuyến hành hương, cho dù có xả thân cũng không bỏ cuộc. Chuyến đi có thể kéo dài 4 năm, nhưng cũng có thể ngắn hoặc dài hơn vì thầy cần giữ sức và giữ vững chí nguyện hơn là đưa ra chỉ tiêu nhất định về thời gian”.

Chuyến hành hương lễ lạy của thầy tuy mới ở giai đoạn khởi đầu song cũng đã gặp không ít khó khăn. Ngoài việc dầm mưa dãi nắng dẫn đến đau bệnh và việc một số ít người cảm thấy “chướng tai gai mắt” tìm cách gây hấn, khiêu khích thì số người hiếu kỳ đi theo quá đông cũng gây không ít trở ngại như huyên náo, ùn tắc giao thông… “Chúng tôi đã phải nhiều lần xuất trình giấy tờ với các cơ quan chức năng địa phương và trình bày cho họ mục đích của cuộc hành hương lễ lạy này. Rất vui là họ đã thông cảm và không gây khó khăn”, một vị thị giả cho biết.


 

Một số người đã trải chiếu và những vật dụng khác trên đoạn đường đọng nước, nơi thầy sẽ lạy qua


Trong suốt cuộc hành trình, thầy và các vị thị giả không nhận bất kỳ vật phẩm nào do người khác hiến cúng. Việc ăn uống của các vị đều do Phật tử chùa Hoằng Pháp lo liệu dưới sự sắp đặt của Thượng tọa trụ trì Thích Chân Tính.


      

Được biết, ĐĐ.Tâm Mẫn sinh năm 1977, quê Quảng Nam, xuất gia tại chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) năm 2004 và thọ Tỳ kheo giới năm 2007. Mỗi lễ, thầy niệm được từ 1 - 2 câu Nam mô A Di Đà Phật. Hai chú tập sự đi theo, một chú niệm Lục tự hồng danh còn chú kia niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát.
Hành trình nhất bộ nhất bái hành hương từ chùa Hoằng Pháp tp HCM đến chùa Đồng - Yên Tử/Quảng Ninh của Thầy Thích Tâm Mẫn dọc theo đường Quốc lộ 1A . Đến sáng ngày 22/07/2009 đã đi qua trung tâm thị xã Cam Ranh có độ dài tính từ ngã tư Hàng Xanh là 380 km, chiều nay 23/07 Thầy đã đi qua khu vực chùa Phước Khánh/TX Cam Ranh - cách trung tâm TX 3km. ...Hiện tại Thầy vẫn khỏe, gầy nhiều so với hình ảnh  xem được trên mạng khi Thầy đến Dầu Giây. GẦY,ĐEN và GIÀ nhiều so với tuổi....





Xin kinh gui den quy vi bai viet cua Quảng Kiến

1. Những ngày gần đây, dạo chơi trên mạng Internet, tôi bắt gặp khá nhiều forum bàn tán xôn xao về hình ảnh một nhà sư “nhất bộ nhất bái” trên quốc lộ 1A. Đó chính là thầy Thích Tâm Mẫn. Không ít lời tán thán, ngưỡng mộ và cũng không ít lời chế nhạo, chê bai. Họ bảo, nếu muốn tu thì ở chùa mà tu, chứ ra đường lễ lạy thì hẳn ích gì! Có người còn thắc mắc, không biết ông sư đó lạy ai, lạy như thế chỉ để mưa dầm, nắng đốt mà sớm… chết mất thôi!
Đúng là thầy Tâm Mẫn đang đốt năng lượng và đồng thời cũng bị nắng đốt !

Nhưng, ngẫm cũng lạ, trên đời này không thiếu gì những kẻ đốt năng lượng của mình cho những cuộc truy hoan vô nghĩa lý, đốt cuộc đời mình vì những ly rượu mạnh, những vòng khói thuốc…, chỉ vì sự vui sướng nhất thời mà di họa về sau, thì liệu mấy ai lấy làm ngạc nhiên? Phải chăng, điều đó đã trở nên chuyện “rất thường” ở đời?

Thuở mới vào chùa, tôi đã được học về ý nghĩa và lợi ích của sự lễ bái. Đại loại, phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, phát triển thiện căn, thực hành đức tính khiêm cung, nhẫn nại, đem lại sự an lạc, khỏe mạnh cho cả thể chất lẫn tinh thần. Đó là nói đến sự lễ lạy thông thường ở chùa, siêng thì có thể lạy nhiều, lười thì có thể lạy ít, chứ đã phát tâm “tam bộ nhất bái” hay “nhất bộ nhất bái” trước bao nhiêu ánh mắt của thiên hạ thì lại càng khó, nếu không phải vì đại nguyện thì vì lẽ gì?

HT.Tuyên Hóa từng nói: “Con đường tốt nhất để am tường các pháp là chịu đựng được những hạnh khó hành, làm những việc mà người khác không chịu làm, nhẫn những chuyện mà không ai nhẫn nổi, tất cả chỉ có vậy thôi!”. Đó là lời giáo huấn Ngài dành cho thầy Hoằng Do, vị đệ tử người Mỹ phát tâm hành hương tam bộ nhất bái từ San Francisco đến Seattle. Thật ngắn gọn, “chỉ có vậy thôi” nhưng bao hàm biết bao ý nghĩa!

2. Tôi đã “mục sở thị” thầy Tâm Mẫn nhất bộ nhất bái vào một buổi sáng và một buổi chiều muộn trong cái nắng hanh vàng và khói xe nghìn nghịt trên quốc lộ 1A. Ấn tượng của tôi về thầy lúc đó là một nụ cười thật hiền, một gương mặt già hơn so với tuổi (thầy sinh năm 1977) bởi nám đen vì nắng gió. Ngưỡng mộ và kính phục, tôi chắp tay xá thầy. Thầy đã làm được điều mà dẫu trong mơ tôi cũng không dám nghĩ tới. Con đường phía trước thầy còn quá dài, gần 1.800km (tính từ Dầu Giây) với biết bao nhiêu gian khổ: cái nắng như ran, gió như phang (của Phan Rang!), những cơn mưa dầm thối đất của cái eo miền Trung khắt nghiệt, rồi cái lạnh cắt da cắt thịt của xứ Bắc…

Nhẩm tính, chặng đường từ TP.HCM đến Yên Tử dài khoảng 1.800km. Nếu đến đích, thầy sẽ lạy được khoảng 3 triệu lạy và niệm được khoảng 6 triệu câu hồng danh A Di Đà Phật. Con số này, nếu so với những hành giả nhập thất lễ lạy, có người lạy đến 5.000 lạy mỗi ngày, thì quả không nhiều. Tuy nhiên, có lẽ không nên đem con số ra để tính kể, bởi lẽ hình thức lễ lạy này là một lối tu hết sức gian khổ… mà thầy đã chọn. Có thể ai đó sẽ cho rằng đây chỉ là một “trò ảo thuật quảng cáo” - như thầy Hoằng Do đã từng bị mai mỉa, nhưng với thầy thì: “sự lễ lạy đối với chúng tôi lại là phương tiện của thiền định. Phương pháp này dẫn đến sự tập trung tư tưởng hơn hết, vì nó không đòi hỏi suy nghĩ hay nói năng gì. Những động tác chầm chậm nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại mới chính là sự luyện tập trong hiểu biết, với chủ ý làm dừng lại những loạn tưởng trong tâm thức”. (Theo Three Steps, One Bow - Nhật ký của 2 thầy Tỳ kheo người Mỹ Hằng Cụ và Hằng Do). Điều này cũng từng xảy ra với thầy Hằng Thiệt - người Mỹ, đệ tử của HT.Tuyên Hóa. Thầy kể rằng, khi đi lạy tam bộ nhất bái, nhiều lúc có người đến chửi mắng thầy một cách vô cớ. Khi xem kinh Hoa Nghiêm, thầy nhận ra đó là những tâm niệm xưa kia thầy đã lỡ tạo. Em gái của thầy đã từ thầy vì thầy xuất gia theo đạo Phật; nhưng hơn 20 năm sau, mẹ thầy đã phát tâm ăn chay trường, em gái thầy lại đến chùa giúp hướng dẫn đưa người vào Phật pháp! (Theo nhật ký With One Heart Bowing to the City of 10,000 Buddhas - Nhất tâm lễ bái Vạn Phật Thành).

Do đó, bất kể vì mục đích nào: sám hối nghiệp chướng, cầu nguyện hòa bình hay mong sớm thành tựu sở nguyện…, thì chuyến hành hương của thầy Tâm Mẫn vẫn là một việc mà không phải ai cũng có thể thực hiện được!

3. Dĩ nhiên thầy Tâm Mẫn không phải là người nghĩ ra lối tu khổ hạnh này. Thầy cũng không phải là người Việt đầu tiên hành hương lễ bái. Nhưng, nếu xét về chặng đường và hình thức nhất bộ nhất bái, thì nếu thành tựu, thầy là người Việt Nam đầu tiên thực hiện được “hạnh khó hành” này trên một chặng đường dài như thế.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, hình thức “tam bộ nhất bái”, “nhất bộ nhất bái” hay “ngũ bộ nhất bái” không phải là một hình thức xa lạ trong lễ nghi phương Đông. Nếu trong cung đình, hình thức này biểu lộ sự quy kính, hàng phục thì trong tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, thể hiện sự cung kính, quy ngưỡng, nguyện cầu, xuất phát từ sự rung cảm sâu xa của người lễ lạy, và trở thành một trải nghiệm tâm linh, một pháp môn tu.
Phần lớn người Tây Tạng vẫn mong muốn được

(Các) nguồn





Tam bộ nhất bái từ Tây Tạng:

Một khách hành hương đi ngang qua chợ Barkhor

Với hai miếng gỗ bằng loại cây cứng, giúp họ mỗi lần bái có thể trượt dài đôi tay trên đường,Và Em bé một du khách đang được mẹ tập cho nhất bái
                                                                          





Những người đã tới sát sân đền Jokhang, ngôi đền do vị vua Tùng Tán Cương Bố xây dựng. Chính ông vua này đã dựng nên một Tibet hùng mạnh, đe doạ cả vương quốc Trung Hoa đời Đường

 
Họ chỉ bái vọng ngôi điện Potala của dòng Đạt Lai Lạt Ma mà ngày xưa họ rất mến mộ sùng kính,Những người phụ nữ Tây Tạng hành hương đến trước cửa đền, chấm dứt chặng đường đầy gian khổ
Từ Các nước phương Đông
                                                                     
Ngày xưa những bậc Tiền Bối Thánh Hiền tại các nướcĐông Phương thường biểu hiện sự nguyện cầu thành kính của mình qua những nghi thức gian khổ như "Tam bộ nhất bái" (đi ba bước lạy một lạy). Ngày nay chúng ta đang ở vào thế kỷ hiện đại, đầy dẫy vật chất dục lạc, thế mà lại xuất hiện những tâm hồn cao thượng hiếm hoi, đã quan tâm đến vận mạng chúng sanh, không quản ngại khó nhọc, học theo hạnh người xưa thực hiện theo nghi lễ ba bước một lạy hầu cầu nguyện cho thế giới hòa bình.                             
                                                    
Vào những năm chiến tranh bùng nổ, nhiều dân tộc trên thế giới đã phải chịu nhiều cảnh ly tan tử biệt. Việt Nam mt quốc gia nhỏ bé cũng không tránh khỏi cảnh loạn lạc lầm than, khiến dư luận xôn xao một thời. Trong những lúc khổ đau cùng đường tuyệt vọng, tinh thần sa sút, người ta chỉ còn một cách duy nhất là cầu nguyện. Đây cũng là lúc lòng tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được phát triển một cách mạnh mẽ .
hai vị Sư người Mỹ, đệ tử của một Hòa Thượng Trung Hoa là Ngài Tuyên Hóa, thực hành một chuyến bái hương 10 tháng từ San Francisco đến Seattle. Một Thầy phát nguyện đi ba bước một lạy, để cầu nguyện cho hòa bình thế giới, một Thầy phát tâm đi theo hộ trì.




Trên khoảng đường hơn một ngàn dặm, quý vị cùng chia sẻ với hai Thầy những đêm đen gió rét, những mưa bão hiểm nguy, hay những trưa hè oi bức, những lời chọc phá, và cũng sẽ thông cảm với những lúc tâm tư phiền não khởi lên từ những tập khí phàm tình. Cho thấy rằng dù phải đối diện với bao thử thách khó khăn, nhưng hai Thầy cũng vẫn dũng mãnh quyết tâm hoàn thành ý nguyện. Hai Thầy đã không quản ngại bao cực khổ, biết nhận khuyết điểm bản thân, và không hề lung lạc bởi những lời chỉ trích phản đối, hay những thuyết phục chuyển đạo. Chuyến bái hương nầy đã nói lên lập trường cứng rắn, và tinh thần tu tập sửa đổi theo chánh đạo của hai Thầy. Ôi! Cả hai nghĩa cử thật đáng quý, thật cao thượng biết bao! Những việc mà chúng ta còn không dám nghĩ đến huống chi là ra công thực hiện
1


Hai Thầy người Hoa Kỳ là Thầy Hằng Cụ và Thầy Hằng Do hành hương cầu nguyện Hòa Bình Thế Giới, đã đi Ba Bước Một Lạy hơn một ngàn dặm từ Kim Sơn Thánh Tự tại San Francisco đến Marblemount tiểu bang Washington từ tháng 10 năm 1973 đến tháng 8 năm 1974. Cuộc hành hương này noi gương những tăng sĩ Trung Hoa thời trước đi Ba Bước Một Lạy hàng ngàn dặm hành hương đến một tu viện nổi tiếng hoặc đến một vị Thầy được nhiều người ngưỡng phục. 











 ( Blog banmaixanh08)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét của bạn đang được chúng tôi duyệt qua, và chúng tôi sẽ đăng lên trong thời gian sớm nhất! Chào Thân ái!