Kim Cổ Kỳ Quan của ông Nguyễn Văn Thới, (1866-1926), tục danh Ba Thới, là một tác phẩm có giá trị về đạo và đời cho nên chúng tôi sưu tập để khỏi thất lạc, nhất là trong cảnh tang hải thương điền, giả thật thật giả khó phân.Tài liệu này sao chép lại của Phật giáo Hòa Hảo. Trong mục đích truyền bá chánh đạo và bảo vệ văn học Việt Nam, xin vong linh ông Ba Thới và các đạo hữu Hòa Hào chấp thuận cho Sơn Trung Thư Trang được tàng trữ tác phẩm này để tiện cho chúng tôi và độc giả nghiên cứu.
NGUYỄN THIÊN THỤ
Canada tháng 12 năm 2009.
***
TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tại miền Nam nổi lên một phong trào văn chương đại chúng. Văn chương này phát xuất từ những nông dân chất phác hoặc những hàn nho. Nội dung văn chương này có hai điểm chính : Văn chương yêu nước và văn chương tôn giáo.
Đây là lúc quân Pháp xâm chiếm Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu phải chạy về Bến Tre và sáng tác các bài văn tế Trương Công Định, văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây cũng là lúc phát sinh các tác phẩm khác như Thơ Sáu Trọng, Thơ Năm Nhỏ, Thơ Năm Tỵ, Thơ Cậu Hai Miêng. . . thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp, và sinh hoạt xã hội..
Trước đó không lâu, Bửu Sơn Kỳ Hương với Đức Phật Thầy ra đời (1849), truyền xuống đến các đệ tử như Phật Trùm, Đức Bổn Sư , Sư Vãi Bán Khoai và Huỳnh Giáo Chủ.
Trong những tác phẩm tôn giáo xưa như Vãn Núi Tà Lơn của ông Cử Đa, Giảng Xưa của Đức Sư Vãi Bán Khoai, Sấm Giảng của Hùynh Giáo chủ thì tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan có vị trí khá quan trọng.
* Nhấp vào đây để tải trọn bộ Kim Cổ Kỳ Quan-Audio
Xem Thêm: >>
I. TÁC GIẢ
Tác phẩm này do ông Nguyễn Văn Thới ( Ba Thới), soạn thành. Trong Kim Cổ Kỳ Quan, ông tự giới thiệu như sau:
Quê ngụ miền Cao Lãnh
Tôi nay Ba Thới xưng danh
Từ theo Thầy học đạo minh thanh
Cửu thu mãn thính danh dư tuế
(Kim cổ)
Tôi nay Ba Thới tùng Quới Mỹ-Trà
Tên Thạnh Phật bà chủ nhà Sa Đéc
Nhiều người ghen ghét mở bét bạc bôi
Nhiều việc thương Vôi thương ôi ong bướm
Việc đời lụy ướm như bướm gầy ong
Tên Thành là ông Quan-Công thuở trước
Phò vua giúp nước thuở trước rất miêng
Phật Thầy Trần Nguyên dạy yên lê thứ
Trần Nhu chiếm cứ nhị tứ Láng linh
Hai Lãnh trung tinh độ tinh gò sặt
Hai Ngôn thậm ngặt oán giặt (giặc) hỏa thiêu
Căm hờn quần yêu bao nhiêu chẳng cử
Chú tư biện xử tích cử tòa chương
Nhiều việc tủ thương lưới vương Châu đốc
Hai Nhơn tử tốc vị bốc cáo trình
Nhiều việc bất bình thương tình chú bảy dám bì
(Cáo thị)
Có vài tài liệu của Hòa Hảo viết về Ông Nguyễn Văn Thới.
+Tài liệu thứ nhất: Các đại đệ tử cùa đức Phật Thầy Tây An
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_192_ArticleID_3549_.aspx
Tài liệu thứ nhất đơn giản và ghi năm sinh năm mất 1866-1927.
+Tài liệu thứ hai đơn giản, ghi năm mất là 1925.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4070_.aspx
+Còn tài liệu thứ ba:
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_212_ArticleID_3429_.aspx
I. TÁC GIẢ
Tác phẩm này do ông Nguyễn Văn Thới ( Ba Thới), soạn thành. Trong Kim Cổ Kỳ Quan, ông tự giới thiệu như sau:
Quê ngụ miền Cao Lãnh
Tôi nay Ba Thới xưng danh
Từ theo Thầy học đạo minh thanh
Cửu thu mãn thính danh dư tuế
(Kim cổ)
Tôi nay Ba Thới tùng Quới Mỹ-Trà
Tên Thạnh Phật bà chủ nhà Sa Đéc
Nhiều người ghen ghét mở bét bạc bôi
Nhiều việc thương Vôi thương ôi ong bướm
Việc đời lụy ướm như bướm gầy ong
Tên Thành là ông Quan-Công thuở trước
Phò vua giúp nước thuở trước rất miêng
Phật Thầy Trần Nguyên dạy yên lê thứ
Trần Nhu chiếm cứ nhị tứ Láng linh
Hai Lãnh trung tinh độ tinh gò sặt
Hai Ngôn thậm ngặt oán giặt (giặc) hỏa thiêu
Căm hờn quần yêu bao nhiêu chẳng cử
Chú tư biện xử tích cử tòa chương
Nhiều việc tủ thương lưới vương Châu đốc
Hai Nhơn tử tốc vị bốc cáo trình
Nhiều việc bất bình thương tình chú bảy dám bì
(Cáo thị)
Có vài tài liệu của Hòa Hảo viết về Ông Nguyễn Văn Thới.
+Tài liệu thứ nhất: Các đại đệ tử cùa đức Phật Thầy Tây An
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_192_ArticleID_3549_.aspx
Tài liệu thứ nhất đơn giản và ghi năm sinh năm mất 1866-1927.
+Tài liệu thứ hai đơn giản, ghi năm mất là 1925.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4070_.aspx
+Còn tài liệu thứ ba:
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_212_ArticleID_3429_.aspx
Tài liệu này ghi năm mất 1927 và chi tiết hơn.
Cả hai tài liệu thứ hai và thứ ba nói ông thọ 61 tuổi.
Tài liệu thứ hai ghi ông mất ngày mồng chín tháng tư năm 1925. Tài liệu này ghi ngày tháng âm lịch nhưng năm lại là dương lịch.
Tài liệu thứ ba ghi ngày mồng 9 tháng tư bính dần tức là ngày thứ năm 20 tháng 5-1926.
Vậy ông mất năm 1926.
*
( Bửu Hương Tự tại Láng Linh thờ Quản Cơ Trần Văn Thành do Trần Văn Nhu xây) Cả hai tài liệu thứ hai và thứ ba nói ông thọ 61 tuổi.
Tài liệu thứ hai ghi ông mất ngày mồng chín tháng tư năm 1925. Tài liệu này ghi ngày tháng âm lịch nhưng năm lại là dương lịch.
Tài liệu thứ ba ghi ngày mồng 9 tháng tư bính dần tức là ngày thứ năm 20 tháng 5-1926.
Vậy ông mất năm 1926.
*
Ông Nguyễn Văn Thới tức Ba Thới là một nông dân có học chữ Hán, sinh năm bính dần (1866) đời Tự Đức thứ 19 tại làng Mỹ-Trà, ấp Long-Hậu, tổng Phong-Thạnh quận Cao Lãnh (SaĐec). Ông Ba tướng người cao lớn nước da trắng, râu tóc nhiều mỗi khi tóc buông ra thì chấm đất có dư, khi về già râu bạc và dài xuống tới rún. Tánh tình cương quyết, nóng-nảy thích ngắm kiểng xem hoa, thường hút thuốc điếu và một đôi khi cũng có ăn trầu.
Mùa đông năm Binh-Ngọ (1906), ông Ba tìm đến ông Trần Văn Nhu là con của Quản cơ Trần Văn Thành, đại đệ tử của đức Thầy Tây An, và cũng là một nghĩa sĩ chống Pháp, xin quy-y với ông Hai ở Láng-linh. Sau ông đem cả gia đình về ở nơi đây.
Trong thời gian này, ông Ba viết ba quyển: Vân-Tiên, Thiện-Từ, Cổ Vãng Kim Lai.
Vì có sự ghen ghét của Nguyễn-văn-Phẩm (1) là cháu của ông Hai Nhu đưa đến việc Bửu-Hương Tự bị nhà cầm quyền Pháp bao vây (ngày 21 tháng 2 năm Quí-Sửu 1913). Ông Ba thoát , ông Hai thì phải trốn tránh, nhưng con trai của ông ba là Nguyễn-văn-Tuấn lại bị bắt cùng một một lượt với 56 người đồng đạo đến cúng chùa.
Thấy tình đời đen bạc, vả buồn vì cảnh chùa tan nát, ba hôm sau (24-2-1913), vào giờ ngọ, ông Ba dùng dao cạo cắt họng để tự sát. Vết thương đứt tới phân nửa cuống họng, nhưng ông không chết. Người nhà hốt-hoảng, chiều tối lại chở lên nhà thương Châu-Đốc điều trị. Ông không chấp nhận việc chữa trị của người Pháp, ông cự tuyệt và gở bỏ hết. Độ vài tháng sau liệu bịnh-tình ông Ba không thể chữa được, nhà thương đem bỏ ông ra nhà xác. Ông trốn được ra ngoài rồi nhờ người nhà chở về.
Tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lở (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên), giả dạng người thường, ruộng rẫy làm ăn cho qua ngày.
Trong chuỗi ngày tàn, ông ký thác lòng mình vào những quyển : Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ-Đại và Thừa Nhàn
Ông mất vào lúc năm giờ sáng (giờ dần), ngày mùng chín tháng tư năm Bính-Dần (1927), thọ 61 tuổi. Ông để lại cho đời chín văn phẩm kiệt tác về đạo-đức lẫn văn-chương, và một tấm gương tiết-tháo kiên-trinh bất hoại.
II. NIÊN ĐẠI VÀ HIỆN TRẠNG TÁC PHẨM
Về năm viết, bản điện tử Hòa Hảo Cali đề ở đoạn cuối lời tựa:
Cất bút châu phụng tỏa (tả) một bài
Di truyền để hậu lai tường khán
“Phật ông diễn thế gian di chúc,
Tiền kỷ tái hậu vô giai”.
Từ Kỷ Dậu niên Phật Thầy truyền chí Du (vu) kim,
Nhâm ngũ niên cọng, kế cứu thập tứ niên
Nhâm ngũ niên hạ nguơn nhựt Kỷ Dậu niên tái bản.Bá nhì thập niên hậu
( 1849-1969 )
Từ Kỷ Dậu niên Phật Thầy truyền chí vu kim nghĩa là Năm kỷ dậu (1849) đức Phật Thầy khai đạo đến năm mậu ngọ ( 1858) tiếp theo là 94 năm sau mới tái bản. Vậy quyển này tái bản năm 1952.
Kỷ Dậu niên tái bản.Bá nhì thập niên hậu
( 1849-1969 ). Ở đây có sai lầm. Vì ông Ba sinh năm 1866 nên sách không thể viết hay tái bản năm 1849. Theo tiểu sử đã giới thiệu, ông Ba viết qua nhiều thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là sau 1907 là khi ông về Láng, làm nhà gần Bửu Sơn Tự. Và giai đoạn thứ hai là trong khoảng tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lỡ (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên) và trước khi mất . Điều này là đúng vì trong Kim Cổ Kỳ Quan có câu:
" Nặng nề mang nhục chữ dân
Trung-huê Dân-quốc khó phân vùi đầu.(2)
(Thừa nhàn)
Như vậy tác phẩm này gồm chín bổn viết trong khoảng từ 1907 đến 1926, trong đó
Thừa nhàn viết sau 1912.
Giác mê viết tại Láng Bà khoảng sau 1907.
Láng bà để kiển trung quân tựu
Ngọc xuất An-giang hựu thú vui.
Cáo thị viết khi ở Láng (sau 1907):
Trần Nhu chiếm cứ nhị tứ Lang (Láng ) linh
Hai Lãnh trung tinh độ tinh gò sặt.
-In người chốn Láng ngán ỷ vinh.
Thừa nhàn là bản thứ chín:
Ngồi buồn cất bút chép riêng
Đặt làm chín bổn bình yên coi đời.
Kim Cổ: cuối bổn Kim Cổ có câu:
"Ất mão niên cơ thâm nay đủ".
Như vậy, bổn Kim Cổ viết xong năm ất mão (1915).
Trong bản Kim Cổ Kỳ Quan, ở dưới các đoạn có ghi Chép xong ngày 19 tháng hai (nhuần) Năm Đinh Hợi , Châu Đốc. Đinh Hợi có lẽ là năm 1947 có tháng hai nhuần , do người đời sau chép lại và năm 1952 thì tái bản. Vậy xuất bản lần đầu năm nào?
Theo tài liệu thứ nhất, Tình Thầy nợ Nước miên man bao nỗi cảm hoài, ông ký thác lòng mình vào bộ sách Kim Cổ Kỳ Quan, gồm chín cuốn, cũng gọi chín bổn: Vân Tiên, Thiên Tứ, Cổ Vãng Kim Ca, Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ Ðại và Thừa Nhàn, toàn văn vần, tuy văn chương bình dân mộc mạc, có khi bí hiểm tiên tri, nhưng chứa đựng mối cảm hoài tha thiết tình Thầy nợ Nước, ưu đời ái đạo trong một hoàn cảnh xã hội bi đát, quốc phá gia vong, mà Phật Thầy đã nói trước về những khổ cảnh tai nạn đang chờ đợi chúng sanh trong những thời kỳ sắp tới.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_212_ArticleID_3429_.aspx
Kim Cổ Kỳ Quan có nghĩa là Chuyện Lạ Xưa Nay. Tại Trung Quốc đã có tập truyện này viết về một số nhân vật Trung Quốc như Lý Bạch, Bá Nha, Tử Kỳ. . .Tại Việt Nam ông Ba Thới cũng đặt tên cho tác phẩm của ông là Kim Cổ Kỳ Quan để nói lên những điều ông suy nghĩ và nhìn thấy (tiên tri) về tương lai nước Việt.
Kim Cổ Kỳ Quan là tên chung 9 bổn nhưng Kim Cổ là một bổn chính, là bổn đầu trong chín bổn. Tác giả nhiều lần nhấn mạnh các chữ Kim cổ, Cổ vãng kim lai :
-Ngẩn ngơ cổ vãng, đục ngầu kim lai.
(Kim cổ)
-Tri kim cổ mới biết việc đời,
Sao người chẳng tưởng Phật Trời độ thân.
(Kim cổ, 3B Cali)
-Cổ kim lòng thế phân lìa
Bất cầu nan ngộ Phật vìa (dìa: về) độ thân
-Nói ít nghe đầy lỗ tai
Suy đời cổ vãng kim lai biết lòng
(Thừa nhàn)
-Đậu câu trúng lý nghiệm suy
Kim lai cổ vãng luận tri Phật Trời
Thuở xưa giặc mọi tơi bời
Cũng vì tham sắc như đời trào nay
Cổ kim loạn quốc Nam Tây
Cựu thù tích oán thương thay đời này
. . . . . .
Cổ vãng ngũ hổ tam hùng
Kim lai dục đắc phục tùng bá nhân
(Thừa nhàn)
Tác phẩm này ban đầu viết bằng chữ nôm, hay quốc ngữ? Chưa có tài liệu nào xác nhận và chúng ta cũng không thấy bản chánh. Chúng tôi nghĩ rằng ở thôn quê thời điểm 1920 quốc ngữ chưa phổ biến, có lẽ Kim Cổ Kỳ Quan được viết bằng chữ nôm:
Đặt nôm na lộn lạo trữ minh ( chữ mình?)
Dám khuyên thượng trí chớ khinh quê mùa.
(Kim cổ)
Nôm na chữ nghĩa lam nham
Dầu người chê dại cũng cam thửa lòng.
(Giác mê)
Tôi đặt mấy bổn không hay
Nôm na mấy lớp nói nay tật khùng.
(Thừa nhàn)
Mùa đông năm Binh-Ngọ (1906), ông Ba tìm đến ông Trần Văn Nhu là con của Quản cơ Trần Văn Thành, đại đệ tử của đức Thầy Tây An, và cũng là một nghĩa sĩ chống Pháp, xin quy-y với ông Hai ở Láng-linh. Sau ông đem cả gia đình về ở nơi đây.
Trong thời gian này, ông Ba viết ba quyển: Vân-Tiên, Thiện-Từ, Cổ Vãng Kim Lai.
Vì có sự ghen ghét của Nguyễn-văn-Phẩm (1) là cháu của ông Hai Nhu đưa đến việc Bửu-Hương Tự bị nhà cầm quyền Pháp bao vây (ngày 21 tháng 2 năm Quí-Sửu 1913). Ông Ba thoát , ông Hai thì phải trốn tránh, nhưng con trai của ông ba là Nguyễn-văn-Tuấn lại bị bắt cùng một một lượt với 56 người đồng đạo đến cúng chùa.
Thấy tình đời đen bạc, vả buồn vì cảnh chùa tan nát, ba hôm sau (24-2-1913), vào giờ ngọ, ông Ba dùng dao cạo cắt họng để tự sát. Vết thương đứt tới phân nửa cuống họng, nhưng ông không chết. Người nhà hốt-hoảng, chiều tối lại chở lên nhà thương Châu-Đốc điều trị. Ông không chấp nhận việc chữa trị của người Pháp, ông cự tuyệt và gở bỏ hết. Độ vài tháng sau liệu bịnh-tình ông Ba không thể chữa được, nhà thương đem bỏ ông ra nhà xác. Ông trốn được ra ngoài rồi nhờ người nhà chở về.
Tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lở (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên), giả dạng người thường, ruộng rẫy làm ăn cho qua ngày.
Trong chuỗi ngày tàn, ông ký thác lòng mình vào những quyển : Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ-Đại và Thừa Nhàn
Ông mất vào lúc năm giờ sáng (giờ dần), ngày mùng chín tháng tư năm Bính-Dần (1927), thọ 61 tuổi. Ông để lại cho đời chín văn phẩm kiệt tác về đạo-đức lẫn văn-chương, và một tấm gương tiết-tháo kiên-trinh bất hoại.
II. NIÊN ĐẠI VÀ HIỆN TRẠNG TÁC PHẨM
Về năm viết, bản điện tử Hòa Hảo Cali đề ở đoạn cuối lời tựa:
Cất bút châu phụng tỏa (tả) một bài
Di truyền để hậu lai tường khán
“Phật ông diễn thế gian di chúc,
Tiền kỷ tái hậu vô giai”.
Từ Kỷ Dậu niên Phật Thầy truyền chí Du (vu) kim,
Nhâm ngũ niên cọng, kế cứu thập tứ niên
Nhâm ngũ niên hạ nguơn nhựt Kỷ Dậu niên tái bản.Bá nhì thập niên hậu
( 1849-1969 )
Từ Kỷ Dậu niên Phật Thầy truyền chí vu kim nghĩa là Năm kỷ dậu (1849) đức Phật Thầy khai đạo đến năm mậu ngọ ( 1858) tiếp theo là 94 năm sau mới tái bản. Vậy quyển này tái bản năm 1952.
Kỷ Dậu niên tái bản.Bá nhì thập niên hậu
( 1849-1969 ). Ở đây có sai lầm. Vì ông Ba sinh năm 1866 nên sách không thể viết hay tái bản năm 1849. Theo tiểu sử đã giới thiệu, ông Ba viết qua nhiều thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là sau 1907 là khi ông về Láng, làm nhà gần Bửu Sơn Tự. Và giai đoạn thứ hai là trong khoảng tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lỡ (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên) và trước khi mất . Điều này là đúng vì trong Kim Cổ Kỳ Quan có câu:
" Nặng nề mang nhục chữ dân
Trung-huê Dân-quốc khó phân vùi đầu.(2)
(Thừa nhàn)
Như vậy tác phẩm này gồm chín bổn viết trong khoảng từ 1907 đến 1926, trong đó
Thừa nhàn viết sau 1912.
Giác mê viết tại Láng Bà khoảng sau 1907.
Láng bà để kiển trung quân tựu
Ngọc xuất An-giang hựu thú vui.
Cáo thị viết khi ở Láng (sau 1907):
Trần Nhu chiếm cứ nhị tứ Lang (Láng ) linh
Hai Lãnh trung tinh độ tinh gò sặt.
-In người chốn Láng ngán ỷ vinh.
Thừa nhàn là bản thứ chín:
Ngồi buồn cất bút chép riêng
Đặt làm chín bổn bình yên coi đời.
Kim Cổ: cuối bổn Kim Cổ có câu:
"Ất mão niên cơ thâm nay đủ".
Như vậy, bổn Kim Cổ viết xong năm ất mão (1915).
Trong bản Kim Cổ Kỳ Quan, ở dưới các đoạn có ghi Chép xong ngày 19 tháng hai (nhuần) Năm Đinh Hợi , Châu Đốc. Đinh Hợi có lẽ là năm 1947 có tháng hai nhuần , do người đời sau chép lại và năm 1952 thì tái bản. Vậy xuất bản lần đầu năm nào?
Theo tài liệu thứ nhất, Tình Thầy nợ Nước miên man bao nỗi cảm hoài, ông ký thác lòng mình vào bộ sách Kim Cổ Kỳ Quan, gồm chín cuốn, cũng gọi chín bổn: Vân Tiên, Thiên Tứ, Cổ Vãng Kim Ca, Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ Ðại và Thừa Nhàn, toàn văn vần, tuy văn chương bình dân mộc mạc, có khi bí hiểm tiên tri, nhưng chứa đựng mối cảm hoài tha thiết tình Thầy nợ Nước, ưu đời ái đạo trong một hoàn cảnh xã hội bi đát, quốc phá gia vong, mà Phật Thầy đã nói trước về những khổ cảnh tai nạn đang chờ đợi chúng sanh trong những thời kỳ sắp tới.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_212_ArticleID_3429_.aspx
Kim Cổ Kỳ Quan có nghĩa là Chuyện Lạ Xưa Nay. Tại Trung Quốc đã có tập truyện này viết về một số nhân vật Trung Quốc như Lý Bạch, Bá Nha, Tử Kỳ. . .Tại Việt Nam ông Ba Thới cũng đặt tên cho tác phẩm của ông là Kim Cổ Kỳ Quan để nói lên những điều ông suy nghĩ và nhìn thấy (tiên tri) về tương lai nước Việt.
Kim Cổ Kỳ Quan là tên chung 9 bổn nhưng Kim Cổ là một bổn chính, là bổn đầu trong chín bổn. Tác giả nhiều lần nhấn mạnh các chữ Kim cổ, Cổ vãng kim lai :
-Ngẩn ngơ cổ vãng, đục ngầu kim lai.
(Kim cổ)
-Tri kim cổ mới biết việc đời,
Sao người chẳng tưởng Phật Trời độ thân.
(Kim cổ, 3B Cali)
-Cổ kim lòng thế phân lìa
Bất cầu nan ngộ Phật vìa (dìa: về) độ thân
-Nói ít nghe đầy lỗ tai
Suy đời cổ vãng kim lai biết lòng
(Thừa nhàn)
-Đậu câu trúng lý nghiệm suy
Kim lai cổ vãng luận tri Phật Trời
Thuở xưa giặc mọi tơi bời
Cũng vì tham sắc như đời trào nay
Cổ kim loạn quốc Nam Tây
Cựu thù tích oán thương thay đời này
. . . . . .
Cổ vãng ngũ hổ tam hùng
Kim lai dục đắc phục tùng bá nhân
(Thừa nhàn)
Tác phẩm này ban đầu viết bằng chữ nôm, hay quốc ngữ? Chưa có tài liệu nào xác nhận và chúng ta cũng không thấy bản chánh. Chúng tôi nghĩ rằng ở thôn quê thời điểm 1920 quốc ngữ chưa phổ biến, có lẽ Kim Cổ Kỳ Quan được viết bằng chữ nôm:
Đặt nôm na lộn lạo trữ minh ( chữ mình?)
Dám khuyên thượng trí chớ khinh quê mùa.
(Kim cổ)
Nôm na chữ nghĩa lam nham
Dầu người chê dại cũng cam thửa lòng.
(Giác mê)
Tôi đặt mấy bổn không hay
Nôm na mấy lớp nói nay tật khùng.
(Thừa nhàn)
Để xem chi tiết, tải hoặc nghe âm thanh "Kim Cổ Kỳ Quan" vui lòng "Nhấp vào đây"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhận xét của bạn đang được chúng tôi duyệt qua, và chúng tôi sẽ đăng lên trong thời gian sớm nhất! Chào Thân ái!