Trần Văn Thành (1820[1] - 1873) còn được gọi là Trần Vạn Thành, Quản Cơ Thành (khi được thăng Chánh quản cơ), hoặc được tín đồ đạoBửu Sơn Kỳ Hương [2] gọi tôn là Đức Cố Quản; là một lãnh tụ phong trào kháng Pháp ở Bảy Thưa - Láng Linh (1867-1873) vào cuối thế kỷ 19tại An Giang thuộc Nam Bộ, Việt Nam.
Thân thế và gia đình
Trần Văn Thành sinh ở ấp Bình Phú (Cồn nhỏ), xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, trong một gia đình trung nông.
Ông Thành và bà có tất cả 6 người con: ba trai, ba gái. Trừ trai út tên Trạng mất năm 7 tuổi, hai trai còn lại đều khá danh tiếng:
- Một, tên Trần Văn Nhu (1847-1914), còn gọi là Cậu hai nhà Láng (người miền Nam gọi con đầu lòng thứ hai), người lập ra Bửu Hương tự (tức chùa Láng) và cũng là người kế truyền mối đạo Bửu Sơn kỳ Hương khi cha mất. Khi cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa bị đánh dẹp; mẹ ông, ông và những người thân tín khác, bị Pháp truy nã rất gắt nên phải lẩn trốn nhiều nơi. Năm 1897, ông Nhu trở về căn cứ cũ lập Bửu Hương tự (nay là Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành), phát hành “lòng phái” để thu nhận tín đồ. Ông Nhu mất tại Trà Bang (Rạch Giá) ngày 25 tháng 3 âm lịch năm 1914.
- Hai, tên Trần Văn Chái (1855-1873), bị bắt khi chiến đấu và tự sát trong ngục Châu Đốc.
Sự nghiệp
Đầu quân nhà Nguyễn
Năm 1840, khoảng ngoài 20 tuổi, ông gia nhập quân ngũ giữa lúc Nặc Ông Đôn, em vua Cao Miên khởi quân chống lại cuộc bảo hộ của Việt Nam.
Nhờ có sức khỏe, giỏi võ nghệ, khá thông thạo chữ nghĩa, nên được làm suất đội[4], từng đóng quân ở Chân Lạp (Campuchia). Sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng Chánh quản cơ (1845), chỉ huy khoảng 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc, giữ gìn biên giới phía Tây Nam.
Năm 1846, Nặc Ông Đôn qui phục Việt Nam, ông Thành được về nhàn dưỡng tại quê nhà. Năm 1862, Pháp lấn chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, Trần Văn Thành nhanh chóng hưởng ứng lời kêu gọi chống giặc của triều đình. Ngày 22 tháng 6 năm 1867, một đoàn tàu chiến Pháp do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, đến huy hiếp thành Châu Đốc, khiến tổng đốc Phan Khắc Thân phải đầu hàng. Ngày 30 tháng 8 năm 1867, Phan Thanh Giản tuẫn tiết tại Vĩnh Long, sáu tỉnh Nam Kỳ mất hết vào tay Pháp.
Lập căn cứ kháng Pháp
Đứng trước tình thế nguy khổn đó, ông tích cực vận động đồng bào, tín đồ Bửu sơn Kỳ Hương[5] cùng quân lính của mình, về Láng Linh - Bảy Thưa gắp rút xây dựng căn cứ, phất cờ khởi nghĩa lấy hiệu là Binh Gia Nghị.
Căn cứ chính của Trần Văn Thành đặt tại Hưng Trung (gần Nam Long Tự, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú), xung quanh thiết lập các đồn “Hờ” ngăn cản đối phương, như : Đồn Cái Môn ở Cái Dầu, đồn Giồng Nghệ ở Mặc Cần Dưng, trạm canh Ông Tà ở Tri Tôn, đồn Hàng Tràm ở Bình Thạnh Đông...Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ với 150 nghĩa quân phụ trách phòng thủ. Nghĩa quân tổ chức thành nhiều đội. Mỗi đội có người chỉ huy, như đội Nhất có Nguyễn Văn Năng, Lê Văn Vang; đội nhì có Nhiều (Lượng); đội Tư có Đinh Văn Hiệp...Dưới bóng cờ của ông Thành còn có những nghĩa quân tài giỏi khác, như: đội sang, hiệp quản Tú [6], thư lại Khuê...Trong Láng Linh có đến 1.200 nghĩa quân, đa số là nông dân yêu nước khắp Nam Kỳ.[7]
Bị tấn công
Năm 1868, cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực bị dẹp tan, Trần văn Thành trở thành nhân vật bị Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng. Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào mật khu, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích.
Mùa khô năm 1872, theo sách Sổ tay hành hương đất phương Nam[8]thì nghĩa quân bắt được một người Khmer tên Tol, quê ở Mặc Cần Dưng (nay là xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang). Ông Thành tra hỏi thì Tol khai rằng vì mãi rượt theo một con heo rừng nên mới lạc vào ngọn rạch Gà Tranh, chứ không phải lẻn vào để do thám. Tuy được thả về, nhưng Tol lấy việc đó làm hận, nên đã “bẻ đế, gập sậy” làm dấu và tình nguyện dẫn lính Pháp đang đồn trú ở Đông Xuyên tấn công căn cứ Bảy Thưa.
Nhà văn Sơn Nam kể hơi khác hơn:
- Tháng 2 năm 1872, Pháp bắt được một nghĩa quân đi mộ lính ở Long Xuyên. Và nhờ cai tổng Mun theo sát những người đặt lọp, giăng câu phía ngọn Mặc Cần Dưng, nên đến gần mật khu. Hắn hoảng hốt khi thấy nghĩa quân tích cực củng cố công sự, lò đúc súng đang hoạt động ngày đêm...
- Tháng 6 năm 1872, quân pháp mở cuộc tấn công vào Bảy Thưa. Pháp dùng thuyền nhỏ từ Long Xuyên tiến vào rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) đánh đồn Giồng Nghệ và chiếm được đồn này trong nửa tháng, nhưng sau phải rút lui vì không chịu nổi kiểu đánh du kích của nghĩa quân.
Tuy nhiên, trận chiến ác liệt nhất là trận đồn Hưng Trung xảy ra ngày 19 tháng 3 năm 1873 và kéo dài đến ngày hôm sau.
- Bài chính: Trận đồn Hưng Trung
Hy sinh
Ông Trần Văn Thành hy sinh vào ngày 21 tháng 2 năm Quý Dậu (tức ngày 19 tháng 3 năm 1873), trong trận đánh tại đồn Hưng Trung.
Sau đó, theo Sơn Nam, thì:
- Pháp “ đem xác Trần Văn Thành chưng bày tại chợ Cái Dầu (Châu Phú, Châu Đốc), thêm xác của đội Văn (Pháp ghi là Vang) để nhằm ngăn chận những tin đồn thất thiệt cho rằng ông còn sống, đi lánh mặt và tiếp tục kháng chiến.
Còn nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, người ở An Giang, cho biết khác hơn:
Ngày 20 tháng 3 năm 1873 (21 tháng 2 âm lịch), quân Pháp tấn công vào đồn Hưng Trung là tổng hành dinh của nghĩa quân do Trần Văn Thành chỉ huy. Ông và các nghĩa quân của mình đã xả thân chiến đấu, nhưng chỉ cầm cự được đến tối thì thất thủ. Giặc Pháp không tìm được thi thể ông, nhưng có lẽ ông đã hi sinh trong trận chiến này. [9]
Mặc dù vậy, lâu nay, nhiều người theo giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn tin rằng ông Thành không thể bị Pháp giết chết, mà chỉ tạm lánh đâu đó... [10]
Nhận xét
Nhận xét về con người Trần Văn Thành, đối phương viết:
- Vóc to lớn, mạnh khỏe, gương mặt nghiêm nghị, nhìn thấy là phải kính trọng và ngưỡng mộ, Ông hăng hoạt động, rất thông minh. Ông lập ra một đạo gọi là đạo Lành. Trong hầu hết các tỉnh ở đất Gia Định đều có tín đồ. Tín đồ từ các nơi vì tôn kính ông nên tới mật khu, mang theo nào lúa gạo, sắt (để rèn khí giới)...
- Và khi đề cập cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, nhiều sử gia đều đánh giá cao, vì:
- -Việc tổ chức khá khoa học, với công sự, kho lương thực; đặc biệt là đúc súng ống tại chỗ, tuy súng hãy còn thô sơ, kiểu “ống lói”.
- -Biết dùng hình thức tôn giáo để qui tụ quần chúng và che mắt thực dân.
- -Trần Văn Thành thấy rõ tương lai dân tộc ở hành động cụ thể là phải chống ngoại xâm, không thể ngồi khoanh tay chờ núi Cấm nứt ra “ bất chiến tự nhiên thành”. Thái độ của ông và nghĩa quân là “chiến đấu không thỏa hiệp”.[12]
Tưởng nhớ
Nho sĩ Cao Văn Cảo, người cùng thời, có làm bài thơ chữ Hán tưởng niệm ông.
Vô danh dịch:
“ |
| ” |
Ngoài những dinh và đền thờ ở nhiều nơi, như: Bửu Hương Tự, Dinh Hưng Trung, Dinh Sơn Trung... tên ông còn được đặt cho trường học, đường phố trong tỉnh An Giang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhận xét của bạn đang được chúng tôi duyệt qua, và chúng tôi sẽ đăng lên trong thời gian sớm nhất! Chào Thân ái!